Hy Lạp đang đối mặt với hàng loạt những thách thức
Khủng hoảng nước đe dọa các thiên đường du lịch
Hy Lạp, từ một nền kinh tế phải thắt lưng buộc bụng cách đây hơn 10 năm, giờ đây đã trở thành một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất châu Âu trong bối cảnh các nước như Đức hay Pháp đều đang gặp khó khăn.
Sự phát triển này được thúc đẩy bởi hoạt động tiêu dùng cá nhân sôi nổi, đầu tư đáng kể và đặc biệt là sự hồi phục mạnh mẽ của ngành du lịch. Tuy nhiên, tình trạng khan hiếm nước nghiêm trọng trong mùa hè năm nay đã và đang đe dọa đẩy lùi thành quả của quốc gia ven biển Địa Trung Hải, đòi hỏi Athens phải nhanh chóng tìm giải pháp ứng phó, để đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững.
Các đảo Hy Lạp - nổi tiếng với những thị trấn bình dị, phong cảnh hoang sơ và những bãi biển đầy nắng đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nước nghiêm trọng. Hồ chứa Mornos cách Athens khoảng 200 km về phía Tây là nguồn nước chính cho vùng Attica bao quanh thủ đô.
Trong tháng 7 vừa qua, mực nước tại đây đã giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo Công ty cấp nước EYDAP, tổng trữ lượng nước của cả vùng Attica cũng đã giảm gần 1/4 so với cùng kỳ năm 2023.
Hồ chứa nước lớn nhất trên đảo Naxos của Hy Lạp đã cạn kiệt. Trong khi đó, nước biển thấm vào các giếng thủy lợi trống rỗng, gây hại cho vụ khoai tây của hòn đảo.
Trên khắp Địa Trung Hải và đặc biệt là ở Naxos, lượng mưa vô cùng ít ỏi, các hồ chứa của chúng tôi đã cạn kiệt.
Ông Dimitris Lianos - Thị trưởng đảo Naxos, Hy Lạp.
Xa hơn về phía Nam, trên đảo Karpathos, chính quyền đã áp đặt các hạn chế đối với việc bơm nước vào các bể bơi, trong khi ở đảo Thasos phía Bắc, các quan chức đang tìm kiếm một đơn vị khử muối để làm cho nước biển có thể uống được.
Vấn đề thiếu nước càng trở nên tồi tệ hơn vào mùa du lịch cao điểm và thời tiết khô nóng kéo dài như hiện nay.
Ông Nikitas Mylopoulos, Giáo sư Quản lý Tài nguyên nước tại Đại học Thessaly, cho rằng nhu cầu nước vào mùa hè tại một số hòn đảo của Hy Lạp “đôi khi nhiều gấp 100 lần so với mùa đông”, do số lượng lớn du khách đổ về đây.
Không chỉ đối phó với vấn đề thiếu nước, việc trở thành một trong những điểm đến hàng đầu ở châu Âu khiến Hy Lạp phải đối mặt với tình trạng quá tải du lịch. Riêng trong năm 2023, Thủ đô Athens đã đón tới hơn 7 triệu khách du lịch, dự kiến sẽ tăng 20% trong năm nay. Mức tăng trưởng du lịch quá nóng khiến Chính phủ Hy Lạp đang phải thực hiện các giải pháp giảm tải.
Bà Katerina Kikilia, Giáo sư Quản lý Du lịch tại Đại học West Attica cho biết, người dân Athens đang phải đối mặt với tác động xã hội và môi trường hàng ngày từ du lịch quá mức khiến cuộc khủng hoảng nhà ở lớn hơn bao giờ hết.
Đứng trước tình trạng này, chính quyền thành phố Athens đã siết chặt hoạt động cho thuê nhà ngắn hạn. Một trong những biện pháp được đề xuất là phân bổ lại khoản "phí phục hồi" 10 Euro/ngày mỗi khách từ các khách sạn 5 sao cho chính quyền thành phố để phát triển cơ sở hạ tầng khu vực.
Không chỉ Thủ đô Athens, Santorini - hòn đảo ở miền Nam biển Aegea cũng là điểm đến nổi tiếng thế giới với cảnh quan độc đáo được hình thành bởi một vụ phun trào núi lửa vào khoảng năm 1600 trước Công nguyên.
Mỗi năm, khoảng 3,4 triệu du khách tới đây để chiêm ngưỡng những căn nhà màu trắng, nhà thờ có mái vòm xanh, bầu trời và biển cả tuyệt đẹp vượt xa số lượng 20.000 cư dân của đảo. Cảnh tượng “1 m2 lại có 10 người check-in” trên những con phố chật hẹp và ban công ven vách đá lúc hoàng hôn khiến người dân địa phương cảm thấy khó chịu.
Chính quyền đảo Santorini đã đề xuất giới hạn số lượng hành khách đến đảo bằng tàu du lịch xuống còn 8.000 người/ngày. Biện pháp trên dự kiến sẽ được áp dụng từ năm 2025.
Hy Lạp - điểm nóng của cháy rừng
Hy Lạp được mệnh danh là vùng đất thần thoại với những ngọn núi trùng điệp, bãi biển tuyệt đẹp và di sản văn hóa phong phú. Tuy nhiên, những năm gần đây, Hy Lạp đã trở thành điểm nóng của cuộc khủng hoảng khí hậu, khi thường xuyên trải qua mùa hè khắc nghiệt nhất, với hàng loạt vụ cháy rừng dữ dội.
Theo các số liệu thống kê, Hy Lạp thiệt hại kinh tế hàng tỷ Euro mỗi năm vì những tác động của biến đổi khí hậu, riêng thiệt hại từ cháy rừng dao động từ 1-2 tỷ Euro, chưa kể đến hàng nghìn ngôi nhà và ha rừng bị thiêu rụi cũng như các hoạt động kinh tế thương mại bị đình trệ vì các cơn bão lửa.
Cháy rừng ở Hy Lạp dường như đang trở thành một điều “bình thường mới”, khi các nỗ lực ngăn chặn “giặc lửa” trở thành bài toán gây đau đầu cho các cơ quan chức năng trong nhiều năm.
Từ đầu năm đến nay, Hy Lạp phải vật lộn với hàng loạt vụ cháy rừng, trong đó hơn 1.000 vụ được ghi nhận vào tháng 7, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Đỉnh điểm nhất là vụ cháy rừng bùng phát hôm 11/8 ở phía Bắc Athens, thiêu rụi rừng, khu nghỉ dưỡng, nhà ở, trường học, sân vận động và nhà máy. Ít nhất ba bệnh viện đã được sơ tán. Người dân địa phương cho biết họ chưa từng chứng kiến cháy rừng hoành hành gần thủ đô như vậy trong hàng chục năm qua.
Giới chức Hy Lạp cho biết, thời tiết nắng nóng và gió mạnh là nguyên nhân khiến đợt cháy rừng lan rộng. Bất chấp những nỗ lực của chính quyền và các đơn vị lính cứu hỏa, Hy Lạp đến nay mới chỉ khống chế một phần vụ cháy.
Chính phủ Hy Lạp đã kêu gọi sự trợ giúp từ các nước thành viên khác của Liên minh châu Âu (EU) để đối phó với cháy rừng. Một số quốc gia thành viên EU đã gửi trang thiết bị và lực lượng cứu hỏa để hỗ trợ Hy Lạp dập lửa. Tuy nhiên, công tác chữa cháy gặp nhiều khó khăn do thời tiết cực đoan và địa hình hiểm trở.
Theo các chuyên gia, còn quá sớm để đánh giá thiệt hại cho thảm họa cháy rừng lần này, nhưng các con số ước tính đều rất cao. Đám cháy đã thiêu rụi hơn 10.000 ha đất. Nhiều khu vực của vùng Thủ đô Athens rơi vào tình cảnh mất điện. Tàu phà chở khách hướng đến cảng Rafina ở phía Đông Bắc thủ đô cũng buộc phải chuyển hướng. Một số thị trấn vùng ngoại ô thậm chí bị thiêu rụi từ 20 - 30% diện tích.
Ngoài khu vực Thủ đô Athens, nhiều nơi khác trên khắp Hy Lạp cũng trong tình trạng báo động cao về nguy cơ cháy rừng.
Bộ trưởng Bộ Khủng hoảng khí hậu và Bảo vệ dân sự Hy Lạp Vassilis Kikilias cảnh báo, một nửa đất nước đang trong tình trạng nguy cơ cháy rừng cao. Theo các nhà khoa học, lượng khí thải nhiên liệu hóa thạch làm tăng thời gian, tần suất và cường độ của các đợt nắng nóng trên toàn thế giới. Nhiệt độ tăng cao dẫn đến mùa cháy rừng kéo dài hơn và diện tích bị thiêu rụi cũng tăng lên.
Dù Hy Lạp thường xuyên đối mặt với cháy rừng, nhưng công tác phòng chống cháy rừng vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Theo ước tính của Viện Chính sách Thay thế Hy Lạp, tính đến tháng 4 năm 2024, Chính phủ Hy Lạp mới chi khoảng 1% quỹ phục hồi của Liên minh châu Âu (EU) cho công tác kiểm soát và bảo vệ cháy rừng.
Dịch hạch dê đe dọa ngành nông nghiệp Hy Lạp
Hy Lạp là nước có số lượng đàn dê lớn nhất châu Âu, khoảng hơn 5 triệu con. Do đó, ngành chăn nuôi dê được coi là một trong những ngành năng động nhất của nền kinh tế nông thôn của Hy Lạp, đóng góp đáng kể vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tạo việc làm cho người dân các vùng xa xôi và khó khăn, cũng như mang lại thu nhập cho hàng nghìn hộ gia đình.
Tuy nhiên, thế mạnh kinh tế này đang đứng trước mối đe dọa mới do dịch bệnh hạch đang lây lan nhanh trên đàn dê. Nhiều nông dân Hy Lạp rất lo lắng, trong khi chính phủ đã ban bố lệnh cấm tạm thời đối với việc di chuyển hoặc giết mổ dê và cừu để kiềm chế dịch lan rộng.
Dịch hạch dê, còn được gọi là Peste des Petits Ruminants, được phát hiện lần đầu tiên tại Hy Lạp vào tháng 7 vừa qua. Loại virus này cực kỳ dễ lây lan, có thể giết chết tới 70% gia súc bị nhiễm bệnh, nhưng không lây nhiễm cho người.
Dịch bắt đầu bùng phát từ Thessaly, một trung tâm nông nghiệp ở Hy Lạp, nơi vẫn đang nỗ lực phục hồi sau trận lũ lụt Daniel tàn khốc vào tháng 9 năm ngoái, gây thiệt hại tài chính lên tới 2,5 tỷ Euro và tàn phá đàn gia súc của khu vực.
Tại trang trại Stalos, chị Ioanna Karra – đang tất bật vệ sinh chuồng trại để giữ an toàn cho đàn gia súc. Trong khi đó, chồng chị - anh Thanasis Zouzoulas đang cẩn thận khử trùng xe tải đến lấy sữa như một phần trong các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh.
Khi phát hiện ra một trường hợp nhiễm bệnh, toàn bộ đàn sẽ bị tiêu hủy, trang trại bị ảnh hưởng sẽ được khử trùng và chính quyền sẽ xét nghiệm bệnh cho những con vật ở các khu vực lân cận, theo đúng các quy định do Liên minh châu Âu đặt ra.
Theo Bộ Phát triển nông thôn Hy Lạp, cho đến nay, đã có khoảng 14.000 con vật bị tiêu hủy và hàng nghìn con đang được xét nghiệm. Ngoài ra, dù cách thức virus xâm nhập vào Hy Lạp chưa được xác định, nhưng Athens cũng tạm ngừng nhập khẩu các sản phẩm làm từ thịt dê và cừu từ một số nước láng giềng như Romania.
Chắc chắn đây là một đòn giáng mạnh với những người nông dân Hy Lạp. Tương tự như trong trận lũ Daniel, chính phủ sẽ hỗ trợ họ, cung cấp cho họ mọi công cụ cần thiết, cả về mặt tài chính hoặc cơ chế, để họ có thể xây dựng lại đàn gia súc của mình, và tiếp tục làm việc trong lĩnh vực này, đem lại năng suất cao.
Ông Georgios Stratakos - Đại diện Bộ Nông nghiệp Hy Lạp.
Chính phủ Hy Lạp cam kết ủng hộ nông dân, trong đó sử dụng khoản phân bổ từ quỹ dự trữ nông nghiệp của Liên minh châu Âu (EU), tức ít nhất là 450 triệu Euro mỗi năm để bù đắp tổn thất.
Bộ trưởng Phát triển nông thôn Hy Lạp Kostas Tsiaras cho biết, ông sẽ nêu vấn đề về dịch hạch dê tại cuộc họp của Hội đồng Nông nghiệp và Thủy sản EU dự kiến diễn ra vào tháng 9 tới, để tìm kiếm các biện pháp chung bảo vệ vật nuôi và hỗ trợ tài chính cho nông dân.
Ngoài Hy Lạp, Romania cũng chứng kiến 37 đợt bùng phát dịch hạch dê, giết chết hơn 200.000 gia súc. Bucharest đã hạn chế việc vận chuyển và chăn thả cừu, dê ở những khu vực bị ảnh hưởng, cũng như cấm nhiều đàn sử dụng cùng một đồng cỏ.
Dịch hạch dê lần đầu tiên xuất hiện ở Bờ Biển Ngà vào năm 1942 và kể từ đó đã lan rộng khắp châu Phi, châu Âu và châu Á. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc ước tính rằng, căn bệnh này gây thiệt hại lên tới 2,1 tỷ đô la trên toàn cầu mỗi năm.
Dù vẫn còn một số thách thức và khó khăn, nhưng kinh tế Hy Lạp có nhiều dư địa và tiềm năng tăng trưởng trong tương lai. Với những gì đã đạt được sau cuộc khủng hoảng nợ kéo dài hàng thập kỷ, Hy Lạp đã chứng tỏ khả năng thích ứng và phục hồi mạnh mẽ, trở thành điểm sáng trong bối cảnh suy thoái kinh tế và chia rẽ chính trị ở châu Âu.
Theo báo cáo triển vọng kinh tế thế giới mới đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán kinh tế Hy Lạp sẽ tăng trưởng 2% vào năm 2024, vượt qua tốc độ tăng trưởng trung bình ở mức 0.7% đến 1.2% của khu vực đồng tiền chung eurozone.
Một vụ nổ đã xảy ra tại nhà máy Maruyama Painting Industry ở Tonoshima, thành phố Kadoma, tỉnh Osaka vào khoảng 16h ngày 28/12 (giờ địa phương) làm ba lao động bị bỏng nặng, trong đó có hai thực tập sinh Việt Nam.
Thảm họa hàng không tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua tại Hàn Quốc vừa xảy ra hôm 29/12. Máy bay phản lực Boeing 737-800 của hãng hàng không Jeju Air chở 175 hành khách và sáu thành viên phi hành đoàn khởi hành từ Bangkok, Thái Lan đã phải hạ cánh khẩn cấp tại sân bay ở quận Muan. Do càng máy bay trục trặc nên máy bay không thể dừng lại mà đâm vào bức tường ở cuối đường băng. Chỉ có hai người may mắn sống sót, 179 người thiệt mạng.
Ngày 30/12, Sở Cứu hỏa Bangkok cho biết ít nhất 3 du khách nước ngoài thiệt mạng trong vụ hỏa hoạn nghiêm trọng xảy ra đêm 29/12 tại một khách sạn gần khu phố du lịch nổi tiếng của Bangkok.
Hàn Quốc liên tiếp ghi nhận sự cố với dòng máy bay Boeing 737-800 do Jeju Air khai thác trong 2 ngày 29 và 30/12, trong đó có vụ tai nạn kinh hoàng tại sân bay Muan cướp đi sinh mạng của 179 người.
Vào dịp này, du khách và người dân địa phương đổ về ngôi làng Biddinghuizen của Hà lan để chiêm ngưỡng các tác phẩm đặc sắc trong lễ hội điêu khắc băng có quy mô lớn nhất tại quốc gia này.
Trung tâm thành phố rực rỡ với ánh đèn, tuyết trắng và các thiết kế trang trí đẹp mắt. Người dân St. Peterbourg đã sẵn sàng cho đêm giao thừa ấm áp cùng gia đình.
0