Hy vọng cho những người bệnh đột quỵ

Giáo sư kỹ thuật Jose Contreras-Vidal của Đại học Houston, Mỹ, bắt đầu tiến hành thử nghiệm lâm sàng một thiết bị được gọi là 'tai nghe sóng não' giúp người bị biến chứng đột quỵ có thể lấy lại cử động của chi trên.

Ông Oswald Reedus, 68 tuổi, năm 2014 bị đột quỵ, mất khả năng nói, đi lại và cử động cánh tay trái. Ông trở thành người bệnh đầu tiên ở Bệnh viện TIRR Memorial Hermann (Mỹ) được thử nghiệm lâm sàng với thiết bị 'tai nghe sóng não'. 

Thiết bị tai nghe, được gọi là 'giao diện não', kết nối với máy tính và năm điện cực nằm trên da đầu của người bệnh, có nhiệm vụ đo các xung điện hoặc sóng não thông qua quá trình điện não đồ (EEG). Khi cánh tay robot kết nối được nhắc lệnh, nó bắt đầu di chuyển, đồng thời yêu cầu người bệnh nỗ lực cùng di chuyển cánh tay.

Nhà thiết kế thiết bị tai nghe, Giáo sư kỹ thuật Jose Contreras-Vidal của Đại học Houston, cho biết lệnh gọi được tạo ra từ sự phản hồi giữa não, cơ thể và chuyển động của cánh tay robot giúp bệnh nhân đột quỵ dần lấy lại cử động của chân tay, thông qua một quá trình đánh thức khả năng dẻo dai của thần kinh.

Thiết bị tai nghe có khả năng phát hiện ý định chuyển động của người bệnh và truyền tín hiệu từ não đến robot để hỗ trợ chuyển động và đổi lại, chuyển động sẽ tạo ra phản hồi trở lại não. 

Đại học Houston và bệnh viện TIRR Memorial Hermann cho biết, thiết bị này có thể sớm đưa vào sử dụng, hỗ trợ các nhà vật lý trị liệu điều trị bệnh nhân đột quỵ một cách hiệu quả.

Theo Tiến sĩ Francisco, bệnh viện TIRR Memorial Hermann, là robot nên thiết bị hoạt động không biết mệt mỏi, có thể lặp lại nhiều lần một động tác, giúp quá trình hồi phục dần phần thần kinh bị tổn hại của người bệnh do đột quỵ.

Tuy đang trong quá trình thử nghiệm lâm sàng, nhưng các nhà thiết kế hy vọng thiết bị sẽ giúp ích rất nhiều để bệnh nhân tránh được những di chứng tai hại do đột quỵ đưa lại. Vấn đề quan trọng là cần có sự vào cuộc của các đối tác, nhất là các công ty bảo hiểm, để người bệnh giảm phần nào chi phí khi sử dụng thiết bị hỗ trợ này.

(Nguồn: Reuters)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hôm nay 21/12, tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, Thủ đô Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và Hội Nghệ sĩ trẻ Việt Nam tổ chức Lễ mít tinh "Tiếp cận y tế toàn diện - Vì một Việt Nam khỏe mạnh", với sự tham gia của hơn 3.000 thanh niên và người dân Thủ đô.

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ từ 15-44 tuổi. Đó là thông tin được đưa ra tại hội nghị “Nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến chuyên ngành Sản - phụ khoa Hà Nội lần thứ 12 năm 2024” do Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tổ chức sáng 20/12.

Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận vừa thông tin về tiến độ của 2 bệnh viện "nghìn tỷ" là Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 (Hà Nam).

Bốn nạn nhân nặng trong vụ phóng hoả vừa xảy ra ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, được điều trị chuyên sâu tại Bệnh viện Bạch Mai, sức khoẻ đang tiến triển tốt.

Bệnh viện đa khoa Thanh Trì và Bệnh viện Thanh Nhàn vừa ký kết hợp tác toàn diện trong công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân.

Hôm qua (19/12), Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tiếp tục khai trương thêm một bệnh viện đa khoa hiện đại điều trị hiếm muộn tại Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh.