iHanoi - ứng dụng chuyển đổi số của người dân Thủ đô
Theo dự kiến, ngày 28/6, thành phố Hà Nội sẽ ra mắt ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHanoi) - chạm để kết nối. Trước đó, người dân và du khách đã trải nghiệm nhiều tính năng tiện ích của ứng dụng này được chạy thử trên các nền tảng app store và CH Play.
Huyền Anh, quê ở Gia Lai, đã tới Hà Nội học tập được một năm nay, nhưng hiểu biết về giao thông ở Thủ đô còn hạn chế. Mục "Giao thông" trong ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHanoi) đã giúp Huyền Anh giải quyết vấn đề này.
Vũ Lê Huyền Anh, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, nhận xét: “Thông qua ứng dụng này, mình biết chỗ nào tắc đường, tình trạng giao thông ở đó như thế nào để mình canh thời gian di chuyển”.
Còn với Hà Khánh Linh, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, thì mục "Môi trường" trên iHanoi rất hữu ích.
Các chức năng trên ứng dụng iHanoi được chia thành bốn nhóm lớn gồm: Hanoi Connect; Hanoi Life; Hanoi News và Nhóm chức năng sáng kiến, góp ý.
Cụ thể, Hanoi Connect bao gồm các tính năng giúp người dân, doanh nghiệp có thể tương tác với cơ quan chính quyền dễ dàng, thuận tiện hơn, gồm: các tính năng phản ánh hiện trường; phản ánh thủ tục hành chính; đăng ký tiếp công dân.
Hanoi Life được thể hiện bằng nhóm chức năng tiện ích đô thị thông minh. Nhóm chức năng này được chia theo các chủ đề lớn, đa lĩnh vực liên quan đời sống của người dân gồm: giao thông, y tế, giáo dục, môi trường, du lịch.
HaNoi New được thể hiện bằng nhóm chức năng truyền thông, tin tức trên ứng dụng: truyền thông, cảnh báo - cung cấp các thông tin hữu ích từ đa lĩnh vực tới người dân Thủ đô.
Nhóm chức năng sáng kiến, góp ý sẽ tiếp nhận các sáng kiến xây dựng Thủ đô. Người dân có thể gửi các ý tưởng, sáng kiến đóng góp cho việc phát triển của Thủ đô, từ đó giúp cơ quan chính quyền có thêm gợi ý về những giải pháp mới, sáng tạo để giải quyết những vấn đề nhức nhối, đưa ra những quyết sách giúp nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Tiến sĩ Nguyễn Nga Huyền, chuyên gia báo chí - truyền thông số, cho hay: “Nếu ứng dụng được thực hiện hiệu quả sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người dùng và sẽ thu hẹp khoảng cách giữa chính quyền và người dân. Ví dụ người dân có thể phản ánh những gì đang diễn ra trong xã, phường, quận, huyện trong thành phố. Điều này thể hiện cái tư duy mở, chủ động của thành phố trong việc tiếp nhận ý kiến của người dân".
iHanoi sẽ là kênh tương tác số thu hẹp khoảng cách giữa chính quyền với người dân, các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
iHanoi thể hiện sự nỗ lực của Thủ đô trong đẩy mạnh xây dựng nền tảng xã hội, mở các kênh tương tác trực tiếp giữa các cấp chính quyền thành phố với người dân, doanh nghiệp trên môi trường số.
UBND thành phố thống nhất chủ trương triển khai ngay trong giai đoạn 2025 – 2030 bằng nguồn vốn đầu tư công các cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo và Ngọc Hồi.
Một trong những góc quan sát thú vị về quá trình đô thị hóa của Hà Nội chính là ngắm nhìn đường chân trời của đô thị từ nhiều hướng, ở đó chúng ta sẽ thấy sự thay đổi của Hà Nội, những biến đổi về quy hoạch kiến trúc cao tầng của Thủ đô.
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025.
Phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhiều hoạt động tri ân các anh hùng liệt sỹ, chăm sóc thân nhân người có công với cách mạng đã được lực lượng cựu chiến binh Thủ đô nhân rộng.
Tại Liên hoan “Người con hiếu thảo” lần thứ II năm 2024, Thành đoàn - Hội đồng Đội Thành phố Hà Nội đã tuyên dương 68 gương thanh thiếu nhi Thủ đô tiêu biểu về lòng hiếu thảo, lối sống tốt đẹp, trách nhiệm, có sức lan tỏa trong cộng đồng và xã hội.
Nhân kỷ niệm tròn 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.
0