IMF, nguy cơ khủng hoảng tài chính đang rình rập

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) lâu nay vẫn luôn phàn nàn về tình trạng thiếu kiểm soát tài chính tại một số quốc gia bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng. Tuy nhiên, kể từ cuộc khủng hoảng tài chính hồi năm 2008-2009, thể chế này dường như đã nới lỏng hơn trong các vấn đề chính sách tài khóa. Dù vậy, mọi thứ đang dần thay đổi và IMF cũng thế.

Bà Gita Gopinath, Phó Giám đốc điều hành thứ nhất của IMF, đã kêu gọi các quốc gia “tập trung vào đổi mới chính sách tài khóa và thiết lập lại tư duy về chính sách tài khóa”. Nợ công đã đạt mức cao so với các tiêu chuẩn trước đây.

Biểu đồ cập nhật của IMF cho thấy tỷ lệ nợ công trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các quốc gia có thu nhập cao ở mức 112% trong năm 2023, giảm so với mức đỉnh gần đây nhất là 124% được ghi nhận hồi năm 2020.

Trong khi đó, tỷ lệ nợ ở các nền kinh tế mới nổi đã lên tới 69% GDP, một kỷ lục khác.

Nếu các chính phủ muốn tránh rủi ro bùng nổ nợ mà không phải sử dụng các biện pháp gây lạm phát hoặc áp chế tài chính bất ngờ, họ sẽ phải thắt chặt các chính sách tài khóa mà cho đến nay hầu hết vẫn ở mức siêu lỏng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo Cục Thống kê TP. Hà Nội, trong 10 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Hà Nội tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước.

Các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) Trung Quốc thời gian qua liên tục mở rộng tại Việt Nam, tạo áp lực cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp bán lẻ nội địa nhờ công nghệ, hạ tầng logistics và lợi thế giá cả đang dần chiếm lĩnh thị trường, khiến doanh nghiệp Việt Nam chật vật ngay trên sân nhà.

Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, theo thống kê của Cơ quan quản lý cấp phép nhập khẩu gạo thuộc Bộ Nông nghiệp Philippines, tính đến cuối tháng 10/2024, Philippines đã nhập khẩu tổng số 3,68 triệu tấn gạo.

Theo đại diện Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công Thương, việc cấm các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới như Temu, 1688, Shein cần được xem xét một cách tổng thể, thận trọng.

Ngành nông nghiệp đang dồn dập đón tin vui khi xuất khẩu gạo và cà phê đồng loạt lập kỷ lục lịch sử, xuất khẩu rau quả cũng bội thu 6,34 tỷ USD chỉ trong 10 tháng năm nay.

Khi Temu đổ bộ vào Việt Nam kèm theo nhiều ưu đãi hấp dẫn, nhiều người đã tải Temu để trải nghiệm. Không chỉ bất ngờ vì giá thành, nhiều người còn ngỡ ngàng vì việc đặt hàng quá nhanh chóng đối với một sàn thương mại điện tử xuyên biên giới.