Indonesia đặt mục tiêu gia nhập OECD
Indonesia - nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á - hy vọng sẽ thu hút được nhiều thỏa thuận đầu tư và thương mại hơn khi trở thành thành viên OECD. Tuyên bố này được đưa ra sau khi OECD, Tổ chức có 38 quốc gia thành viên, đã quyết định mở cuộc thảo luận về việc gia nhập của Indonesia vào tuần trước sau khi nước này nộp đơn xin gia nhập OECD vào tháng 7/2023.
Theo OECD, Indonesia là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên đăng ký làm thành viên của tổ chức này. Quá trình gia nhập của Indonesia sẽ trải qua một cuộc kiểm tra nghiêm ngặt, bao gồm các vấn đề thương mại, chống tham nhũng và biến đổi khí hậu, để đảm bảo nước này đáp ứng các tiêu chuẩn của OECD. OECD cho biết không có thời hạn hoàn thành quá trình gia nhập vì kết quả phụ thuộc vào khả năng của quốc gia trong việc đáp ứng tốt nhất các tiêu chuẩn và thông lệ của tổ chức này.
Ngay khi Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) thông báo lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel cùng một thủ lĩnh của lực lượng Hamas, cộng đồng quốc tế đã đưa ra những phản ứng trái chiều.
Theo hãng thông tấn TASS, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Nga luôn ưu tiên và hiện đã sẵn sàng giải quyết mọi tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, tuy nhiên cũng nhấn mạnh nước này đã sẵn sàng cho mọi kịch bản.
Người phát ngôn Nhà Trắng, bà Karine Jean-Pierre cho biết Mỹ không có ý định sửa đổi học thuyết hạt nhân sau khi Nga đưa ra học thuyết hạt nhân sửa đổi.
Dữ liệu mới nhất từ Văn phòng Thống kê Quốc gia của Anh cho thấy tỷ lệ lạm phát tại nước này trong tháng 10 tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng qua, củng cố kỳ vọng của thị trường rằng sẽ không có đợt cắt giảm lãi suất nào khác trong năm nay.
Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11, sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 22/11 cho biết nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
0