Indonesia và Australia kí thỏa thuận hợp tác quốc phòng

Indonesia và Australia đã ký kết một thỏa thuận quốc phòng mới, cam kết hợp tác chặt chẽ hơn để ứng phó với các mối đe dọa an ninh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Thỏa thuận được ký trong khuôn khổ chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles tới Indonesia, trong đó có các điều khoản về tổ chức các cuộc tập trận chung và triển khai lực lượng tới mỗi nước.

Phát biểu trong cuộc họp báo chung, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto - người vừa đắc cử tổng thống - mô tả Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Australia-Indonesia là một “cột mốc lịch sử”.

Ông nêu rõ hai nước thực hiện thỏa thuận nhằm tăng cường hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau ứng phó các mối đe dọa an ninh cũng như thúc đẩy hòa bình và ổn định bền vững ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ông Prabowo Subianto cũng nhấn mạnh rằng thỏa thuận này không phải là một hiệp ước quân sự hay liên minh quân sự, đồng thời cho biết ông hy vọng sẽ tạo dựng mối quan hệ bền chặt hơn với Australia trong tương lai.

Ông Richard Marles cho biết đây là thỏa thuận quốc phòng quan trọng nhất giữa hai nước và là một thỏa thuận “ở tầm hiệp ước”.

Về phần mình, ông Richard Marles cho biết đây là thỏa thuận quốc phòng quan trọng nhất giữa hai nước và là một thỏa thuận “ở tầm hiệp ước”. Theo ông, với thỏa thuận này, Australia và Indonesia sẽ nhận thấy khả năng tương tác lớn hơn nhiều giữa các lực lượng phòng thủ của hai nước.

Thỏa thuận trên được công bố lần đầu tiên khi ông Prabowo Subianto - người sẽ kế nhiệm Tổng thống Indonesia Joko Widodo vào tháng 10 tới - thăm Canberra tuần trước. Hai nước dự kiến tiến hành một cuộc tập trận chung ở Đông Java vào tháng 11 tới, với sự tham gia của gần 2.000 quân nhân. Ông Marles cho biết cuộc tập trận bao gồm các nội dung diễn tập trên không, trên bộ, trên biển và không gian mạng. Đây sẽ là cuộc tập trận lớn nhất mà Australia thực hiện ở nước ngoài trong năm nay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổ chức Khí tượng Thế giới ngày 18/9 cảnh báo rằng, nếu chính phủ các nước không tăng cường hành động về khí hậu, hai phần ba các khu vực trên thế giới sẽ phải đối mặt với nguy cơ nhiệt độ tăng thêm 3 độ so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Bộ Y tế Liban thông báo, số người chết trong vụ nổ máy bộ đàm hôm thứ Tư đã tăng lên 9 người và hơn 300 người bị thương. Vụ tấn công mới xảy ra chỉ một ngày sau vụ nổ máy nhắn tin khiến 12 người tử vong và hơn 2.800 người bị thương ở Liban.

Nhà lập pháp Hungary Elod Novak kêu gọi mở cuộc điều tra về BAC Consulting có trụ sở tại Budapest và ban hành lệnh bắt giữ quốc tế đối với CEO của công ty sau khi hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ ở Liban.

Hôm 18/9, Bộ trưởng Y tế Liban, ông Firass Abiad cho biết số người chết do máy nhắn tin phát nổ ở Liban đã tăng lên 12 người, trong đó có hai trẻ em.

Đợt hạn hán tồi tệ nhất từng được ghi nhận đã làm mực nước của các con sông trong lưu vực sông Amazon xuống thấp kỷ lục.

Việc Meta công ty mẹ của Facebook và Instagram tại Mỹ tuyên bố cấm hãng truyền thông Russia Today(RT) và các mạng lưới truyền thông nhà nước Nga khác khỏi các nền tảng do công ty này sở hữu đã làm dấy lên phản ứng trong dư luận trên thế giới.