Iran công bố các kế hoạch phát triển kinh tế

Tân Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian đã có bài phát biểu trước toàn dân lần đầu tiên kể từ khi nhậm chức Tổng thống vào cuối tháng 7/2024.

Trong bài phát biểu, ông Pezeshkian đã công bố các kế hoạch thu hút đầu tư lớn, để thúc đẩy các chiến lược phát triển kinh tế, với mục tiêu tăng gấp đôi tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm từ 4% hiện nay lên 8% cũng như giảm mạnh tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp hiện đang ở mức hai chữ số.

Trả lời phỏng vấn, Tổng thống Masoud Pezeshkian cho biết, Iran cần tới 250 tỷ USD để đạt mục tiêu tăng trưởng, trong đó Tehran có thể huy động hơn một nửa trong số tiền này từ nguồn lực trong nước, số còn lại - khoảng 100 tỷ USD -  sẽ phải thu hút từ vốn đầu tư nước ngoài.

Ngoài ra, Tổng thống Pezeshkian cũng nêu bật những tác động tiêu cực của các lệnh trừng phạt, đồng thời cho hay chính phủ Iran có thể giảm tỷ lệ lạm phát hiện đang ở mức hơn 40% mỗi năm nếu Tehran giải quyết được các vấn đề với các quốc gia láng giềng và các nước trên thế giới.

Theo ông Pezeshkian, việc mở rộng hợp tác kinh tế với thế giới bên ngoài là một trong những kế hoạch của chính phủ Iran nhằm kiểm soát lạm phát. Tuy vậy, mục tiêu giảm lạm phát xuống 30% vào cuối năm 2024 phụ thuộc một phần vào những diễn biến trong nước và quốc tế.

Iran sẽ ưu tiên vấn đề kinh tế hơn là gia tăng căng thẳng với các nước trong khu vực.
Iran sẽ ưu tiên vấn đề kinh tế hơn là gia tăng căng thẳng với các nước trong khu vực.

Nền kinh tế Iran đã phải đối mặt với nhiều khó khăn kể từ năm 2018, thời điểm chính phủ Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump đã rút khỏi thỏa thuận hạt nhân và áp đặt thêm các lệnh trừng phạt chống lại Tehran. Tuyên bố của ông Pezeshkian được coi là thông điệp rõ ràng cho thấy Iran sẽ ưu tiên vấn đề kinh tế hơn là gia tăng căng thẳng với các nước trong khu vực, đặc biệt là Israel, cũng như cải thiện quan hệ với Mỹ và phương Tây để thu hút đầu tư nước ngoài.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống đắc cử Donald Trump vừa bày tỏ sự ủng hộ việc cho phép TikTok tiếp tục hoạt động tại Mỹ trong ít nhất một thời gian ngắn và nói rằng, ông đã nhận được hàng tỷ lượt xem trên nền tảng truyền thông xã hội này trong chiến dịch tranh cử tổng thống của mình.

Tại ngôi làng Ponikla ở Cộng hòa Séc, nghề thổi thủy tinh có truyền thống hơn 150 năm tuổi vẫn đang được duy trì. Nhà xưởng Rautis, đơn vị duy nhất trên thế giới còn sản xuất đồ trang trí Giáng sinh từ cát thủy tinh, không chỉ đang bảo tồn một nghề thủ công truyền thống mà còn góp phần đưa kỹ thuật này đến đông đảo bạn bè quốc tế.

Dữ liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố mới đây cho thấy, trong tháng 10 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) đã mua dầu từ Nga với tổng trị giá 687,5 triệu euro (khoảng 735,6 triệu USD), mức cao nhất kể từ tháng 2 năm nay.

Albania công bố lệnh cấm TikTok trong vòng một năm do lo ngại về ảnh hưởng của mạng xã hội lên trẻ em. Quyết định được đưa ra sau vụ một thiếu niên 14 tuổi bị bạn học đâm chết vì những tranh cãi qua lại trên mạng xã hội.

Theo tờ Maariv của Israel, các lực lượng quân sự Israel đang gặp phải những thách thức đáng kể trong việc đối phó với các cuộc tấn công bằng tên lửa và thiết bị bay không người lái từ nhóm Houthi.

Trong cuộc họp trực tuyến ở Moskva ngày 22/12, Tổng thống Vladimir Putin đã đề cập vụ máy bay không người lái (UAV) tấn công hạ tầng dân sự tại thành phố Kazan, thủ phủ của Cộng hòa Tatarstan thuộc Nga, cách biên giới với Ukraine hơn 1.000 km hôm 21/12.