Iran toan tính gì khi tấn công Israel?

Cuộc tấn công của Iran nổ ra chớp nhoáng và đã sớm kết thúc. Có tới 99% tên lửa do Iran bắn đã bị Israel và các đối tác của nước này đánh chặn, chỉ có một số lượng nhỏ tên lửa đạn đạo chạm tới lãnh thổ Israel. Vấn đề hiện nay là Israel có trả đũa hay không?

Hệ thống phòng thủ của Israel

Theo thống kê của quân đội Israel, tổng cộng có khoảng 170 máy bay không người lái, hơn 30 tên lửa hành trình và hơn 120 tên lửa đạn đạo đã được Iran phóng vào Israel trong đêm thứ Bảy, 13/3, tức rạng sáng 14/4 theo giờ Việt Nam. Tới 99% tên lửa do Iran bắn đã bị Israel và các đối tác của nước này đánh chặn, chỉ có một số lượng nhỏ tên lửa đạn đạo chạm tới lãnh thổ Israel. Các quan chức Mỹ cho biết hơn 70 máy bay không người lái và 3 tên lửa đạn đạo đã bị tàu hải quân và máy bay quân sự Mỹ đánh chặn. Anh cho biết họ cũng sẵn sàng can thiệp bằng cách sử dụng máy bay của Không quân Hoàng gia Anh có trong khu vực.

Một câu hỏi đặt ra, phải chăng kết quả trên là do hệ thống phòng thủ của Israel và đồng minh quá mạnh hay phía Iran quá kém?

Israel vận hành một loạt hệ thống để ngăn chặn các cuộc tấn công từ mọi loại tên lửa đạn đạo. Hệ thống Vòm Sắt của Israel luôn trong trạng thái sẵn sàng bắt đầu cuộc tấn công quân sự ở Gaza để đáp trả các cuộc tấn công của Hamas vào ngày 7 tháng 10 bên trong lãnh thổ Israel. Theo Tổ chức phòng thủ tên lửa nước này (IMDO), Mái vòm sắt Iron Dome là tầng dưới cùng của hệ thống phòng thủ tên lửa của Israel.

Có ít nhất 10 khẩu đội Mái vòm sắt ở Israel, mỗi khẩu đội được trang bị radar phát hiện tên lửa.

Có ít nhất 10 khẩu đội Mái vòm sắt ở Israel, mỗi khẩu đội được trang bị radar phát hiện tên lửa, sau đó sử dụng hệ thống chỉ huy và kiểm soát để nhanh chóng tính toán xem một quả đạn đang bay tới có gây ra mối đe dọa không. Nếu tên lửa gây ra mối đe dọa, Mái vòm sắt sẽ bắn tên lửa từ mặt đất để tiêu diệt mục tiêu trên không.

Theo IMDO, nấc thang tiếp theo trong thang phòng thủ tên lửa là David's Sling, giúp bảo vệ chống lại các mối đe dọa tầm ngắn và tầm trung. David's Sling, một dự án chung giữa hệ thống phòng thủ tiên tiến Rafael của Israel và tập đoàn quốc phòng khổng lồ Raytheon của Mỹ, tiêu diệt các mục tiêu ở khoảng cách xa tới 431km.

Phía trên David's Sling là các hệ thống Arrow 2 và Arrow 3 của Israel, do Mỹ hợp tác phát triển. Israel cũng có máy bay chiến đấu hiện đại, bao gồm cả máy bay tàng hình F-35I mà trước đây từng bắn hạ máy bay không người lái và tên lửa hành trình.

Hệ thống Arrow 2 và Arrow 3 của Israel.

Iran đã bắt đầu tấn công Israel và bắn hơn 300 tên lửa và máy bay không người lái. Mối đe dọa từ Iran đã vấp phải sự áp đảo về công nghệ và phòng không của lực lượng phòng vệ Israel cùng với một liên minh chiến đấu mạnh mẽ, cùng nhau ngăn chặn hầu hết các mối đe dọa. Chúng tôi đã ngăn chặn 99% số tên lửa và máy bay không người lái hướng tới lãnh thổ Israel. Đây là một thành tựu chiến lược rất có ý nghĩa.

Chuẩn Đô đốc Daniel Hagari - Người phát ngôn quân đội Israel.

Người phát ngôn quân đội Israel cho biết các tên lửa đạn đạo vươn tới Israel đã rơi xuống căn cứ không quân Netavim ở miền Nam Israel và chỉ gây ra thiệt hại nhẹ về cấu trúc. Căn cứ vẫn tiếp tục hoạt động sau vụ tấn công, với các máy bay tiếp tục sử dụng căn cứ. Cả hệ thống vào cuộc một cách nhanh chóng, phản ứng rất chuyên nghiệp. Thậm chí Tổng thống Biden nói rằng Mỹ đã chuẩn bị rất tốt cho cuộc tấn công này.

Chuẩn Đô đốc Daniel Hagari, Người phát ngôn quân đội Israel.

Về phía Iran, nước này khẳng định đã thông báo rộng rãi tới Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, Iraq và cả Mỹ thông qua nhiều kênh, từ vài ngày trước khi tiến hành, nhưng Mỹ đã phản bác và cho rằng không hề nhận được thông báo trước từ phía Iran. Một nguồn tin ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ chia sẻ: "Iran khẳng định với chúng tôi rằng phản ứng của họ chỉ để đáp trả cuộc tấn công nhằm vào đại sứ quán tại Damascus và sẽ không đi xa hơn. Chúng tôi đã biết về khả năng xảy ra tấn công. Các diễn biến vừa qua không hề bất ngờ". Kết quả của cuộc tấn công trả đũa có lẽ là do Iran đã báo trước và không muốn gây tổn thất lớn cho đối phương.

Tình hình liệu có leo thang?

Cuộc khủng hoảng mới nhất nổ ra trong khu vực khiến nhiều nhà phân tích đặt ra câu hỏi: ý định thực sự của Iran là gì? Liệu cuộc tấn công trực tiếp chủ yếu là để thị uy sức mạnh hay thực sự muốn leo thang căng thẳng?

Căng thẳng giữa Israel và Iran không ngừng leo thang kể từ ngày 7 tháng 10. Vào ngày 1 tháng 4, tình hình càng trở nên tồi tệ khi Israel phá hủy tòa nhà lãnh sự quán Iran ở Damascus, giết chết Chuẩn tướng Mohammad Reza Zahedi, một chỉ huy cấp cao của lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran và 7 sĩ quan khác. Nhà lãnh đạo tối cao của Iran, Ayatollah Ali Khamenei, sau đó tuyên bố rằng Israel sẽ “bị trừng phạt”. Và phản ứng của Iran hôm thứ Bảy là một đòn tấn công thẳng vào lãnh thổ Israel do Iran trực tiếp tiến hành. Đây là một động thái cực kỳ nguy hiểm và là một sự thay đổi lớn của Tehran, bởi từ trước đến nay, nước này chủ yếu có những phản ứng thông qua các lực lượng ủy nhiệm ở Lebanon, Syria và các tổ chức khác trong khu vực.

Phản ứng của Iran hôm thứ Bảy là một đòn tấn công thẳng vào lãnh thổ Israel do Iran trực tiếp tiến hành.

Ông Trita Parsi, thuộc Viện quản lý nhà nước có trách nhiệm Quincy ở Washington, cho biết cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel được thiết kế để bảo vệ danh dự quốc gia của nước này, đồng thời giảm nguy cơ leo thang.

Tôi nghĩ khá rõ ràng là người Iran đã không tấn công bằng tất cả những gì họ có. Trên thực tế, đây là một cuộc tấn công rất hạn chế và dường như nó thiên về việc để giữ thể diện của họ. Họ đã vượt qua lằn ranh đỏ của Israel, họ đã tấn công từ lãnh thổ Iran, nhưng thiết kế cuộc tấn công để giảm nguy cơ leo thang hơn nữa, hoặc duy trì cuộc tấn công ở mức tối thiểu, để đảm bảo rằng nếu Israel quyết định leo thang hơn nữa, dư luận thế giới sẽ thấy rằng đây là sự lựa chọn không cần thiết của Israel chứ không phải là lỗi của Iran.

Ông Trita Parsi - Phó Chủ tịch điều hành Viện quản lý có trách nhiệm Quincy.

Cựu thanh tra vũ khí Liên hợp quốc Scott Ritter nói với Sputnik rằng, bằng cách tung ra cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa trả đũa vào Israel, Iran đã tái khẳng định sự răn đe rằng, Israel tin rằng họ có thể tấn công Iran mà không phải chịu hậu quả gì, điều đó không còn xảy ra nữa.

Israel đã cố gắng lôi kéo Mỹ vào một cuộc xung đột lớn hơn với Iran từ lâu. Một số người đã suy đoán rằng cuộc tấn công của Israel nhằm vào lãnh sự quán Iran ở Damascus chỉ nhằm mục đích đó. Nhưng người Iran đã rất khôn khéo trong việc đưa ra phản ứng của mình - giống như họ đã làm, khi họ trả đũa Mỹ vì ám sát tướng Qasem Soleimani vào năm 2020. Khi đó, Iran đã phóng hơn chục tên lửa nhằm vào căn cứ không quân Al-Asad ở Iraq, nhưng Tehran đã thông báo trước cho Washington rằng căn cứ đó sẽ bị tấn công. Vì vậy, Iran chỉ phá hủy các tòa nhà trống. Lần này cũng vậy, thiệt hại không lớn và không có thương vong.

Cuộc tấn công lần này đã chứng minh cho Mỹ thấy rằng Iran có khả năng tấn công bất kỳ căn cứ nào của Mỹ trong khu vực với độ chính xác cực cao. Ông Scott Ritter lưu ý sau cuộc tấn công chưa từng có của Iran, Tel Aviv hiểu rằng bất kỳ sự leo thang nào cũng có thể đồng nghĩa với sự hủy diệt của Israel.

Câu hỏi quan trọng nhất lúc này là “Israel sẽ làm gì?”

Tổng thống Biden đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, và kêu gọi Israel suy nghĩ cẩn trọng và có chiến lược. Mỹ sẽ không tham gia bất kỳ hành động tấn công nào chống lại Iran. Không phải vì Mỹ thân thiện với Iran, mà Mỹ hiểu rõ hậu quả sẽ quá lớn nếu một cuộc tấn công như vậy diễn ra.

Phái đoàn của Iran tại Liên hợp quốc đã tuyên bố rằng cuộc tấn công trả đũa bằng máy bay không người lái và tên lửa của Tehran nhằm vào Israel đã “kết thúc”.

Tổng thống Biden đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.

Ngay sau vụ tấn công của Iran, Nội các chiến tranh của Israel đã lập tức tiến hành họp bàn. Tổng thống Israel Isaac Herzog coi vụ tấn công của Iran là lời tuyên chiến, mặc dù trước mắt Israel chưa có hành động đáp trả ngay lập tức, nhưng sẽ buộc Iran trả giá theo cách thức và thời điểm phù hợp. Chính phủ quyết tâm hành động, nhưng đề nghị quân đội đưa ra các phương án lựa chọn.

Ngay sau vụ tấn công của Iran, Nội các chiến tranh của Israel đã lập tức tiến hành họp bàn.

Sau hơn ba giờ thảo luận vào chiều Chủ nhật, Nội các chiến tranh gồm 5 người của Israel đã không đạt được quyết định về việc nước này sẽ phản ứng thế nào trước cuộc tấn công quy mô lớn bằng tên lửa và máy bay không người lái của Iran vào tối thứ Bảy.

Một số phân tích cho rằng Thủ tướng Netanyahu được hưởng lợi nhiều từ cuộc tấn công này, không chỉ bởi Israel đã ngăn chặn được tới 99% số tên lửa và máy bay không người lái bắn tới, mà còn vì những lợi ích chính trị khác. Ví dụ như nhận thêm viện trợ từ Mỹ. Vì vậy, cũng có thông tin nhận định rằng Israel có thể sẽ làm tình hình leo thang hơn nữa.

Bất ổn trên thị trường thế giới

Cả Iran và Israel đều có vị trí chiến lược trên bản đồ thế giới và có tầm quan trọng cả về chính trị lẫn kinh tế toàn cầu. Khi căng thẳng gia tăng trong khu vực, thị trường tài chính toàn cầu bắt đầu có dấu hiệu bất ổn. Nếu xung đột quân sự leo thang thành một cuộc chiến toàn diện giữa hai nước này, nó sẽ không chỉ gây bất ổn hơn nữa cho khu vực Trung Đông, nơi vốn đã gánh chịu gánh nặng của cuộc xung đột Israel - Hamas trong nhiều tháng, mà còn có những tác động bất lợi đến thương mại và kinh tế toàn cầu.

Có một số lĩnh vực như quốc phòng, năng lượng và công nghệ rất nhạy cảm với những bất ổn địa chính trị. Iran và Israel có mối liên hệ trực tiếp với các lĩnh vực này vì Iran là một nước đóng vai trò quan trọng trong thị trường năng lượng toàn cầu, trong khi Israel có ưu thế trong lĩnh vực công nghệ và quốc phòng toàn cầu.

Các loại tiền tệ trú ẩn an toàn như đồng đô la Mỹ trở nên mạnh hơn.

Trong bối cảnh bất ổn, tâm lý nhà đầu tư trên thị trường tiền tệ thường bị ảnh hưởng. Các loại tiền tệ trú ẩn an toàn như đồng đô la Mỹ trở nên mạnh hơn. Ngược lại, các loại tiền tệ khác bị suy yếu do các nhà đầu tư nhận thấy rủi ro. Ví dụ, đồng rupee của Ấn Độ có thể chịu áp lực do giá dầu thô cao hơn, vì Iran là nước sản xuất dầu thô lớn. Nếu Iran tiếp tục tham gia vào cuộc chiến với Israel, sẽ xảy ra một cuộc khủng hoảng lớn về sản xuất và cung cấp dầu, khiến tình hình càng trở nên tồi tệ hơn.

Các nhà đầu tư tiếp tục coi vàng là tài sản trú ẩn an toàn trong thời điểm thị trường biến động. Vào thời điểm này, khi thị trường tài chính toàn cầu đang đối mặt với nguy cơ sụt giảm, người ta dự đoán rằng các kim loại quý như vàng và bạc sẽ đóng vai trò là tài sản trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư ngại rủi ro. Khi các nhà đầu tư chuyển sang vàng, nhu cầu về kim loại quý dự kiến sẽ tăng lên, đẩy giá vàng tiếp tục tăng.

Trung Đông là khu vực sản xuất dầu lớn. Các nhà phân tích dự đoán nhiều khả năng việc sản xuất và cung cấp dầu sẽ bị gián đoạn nếu chiến tranh kéo dài. Bất kỳ sự gián đoạn nguồn cung nào cũng sẽ dẫn đến giá dầu thô tăng đột biến. Điều này sẽ có tác động lớn đến giá lương thực và hàng hóa toàn cầu, trong lúc các quốc gia đang phải vật lộn với tình trạng tăng giá phát sinh do xung đột Nga - Ukraine và Israel - Hamas. Các nhà quan sát thị trường cho biết giá dầu có thể tăng vọt lên 100 USD/thùng và cao hơn thế nữa do tâm lý lo ngại về một cuộc chiến tranh khu vực.

Nhiều khả năng việc sản xuất và cung cấp dầu sẽ bị gián đoạn nếu chiến tranh kéo dài.

Iran có nguồn tài nguyên dầu mỏ khổng lồ và là nhà sản xuất lớn thứ ba trong nhóm dầu mỏ OPEC. Các nhà phân tích nói với CNBC rằng bất kỳ sự gián đoạn nào trong khả năng cung cấp cho thị trường toàn cầu đều có thể khiến giá dầu tăng cao. Các thị trường cũng sẽ theo dõi chặt chẽ các diễn biến cuộc xung đột cũng như tình hình eo biển Hormuz, một tuyến đường hàng hải hẹp quan trọng nằm giữa Iran và Oman, nơi 1/5 sản lượng dầu toàn cầu chảy qua hàng ngày. Kết cục sẽ thật thảm khốc nếu Iran quyết định đóng cửa eo biển này.

Nhiều năm thiếu đầu tư vào thăm dò và phát triển dầu mỏ, cộng với những diễn biến địa chính trị gần đây khiến nguồn cung dầu thô toàn cầu dễ bị tổn thương hơn. Giá dầu đã tăng trong những tháng gần đây do các cuộc tấn công của Houthi ở Biển Đỏ làm gián đoạn hoặc chậm trễ dòng chảy thương mại.

Chiến tranh Iran - Israel cũng có thể gây tổn hại cho các thị trường hàng hóa khác. Hiện Israel là nhà cung cấp công nghệ nổi bật cho ngành nông nghiệp trên toàn cầu, nên bất kỳ sự leo thang chiến sự nào trong khu vực đều có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng và sản xuất nông nghiệp, từ đó có thể đẩy giá hàng hóa nông nghiệp cao hơn.

Xung đột Iran - Israel đang đe dọa đến an ninh khu vực và sự ổn định trên thị trường tài chính toàn cầu. Xung đột kéo dài sẽ dẫn đến sự biến động về cổ phiếu, tiền tệ, vàng, dầu và các hàng hóa khác. Các chuyên gia tin rằng bất kỳ sự leo thang nào giữa hai quốc gia đều có thể dẫn đến giá dầu thô tăng, từ đó, sẽ đẩy lạm phát lên cao.

Trước những diễn biến căng thẳng giữa Iran và Israel, nhiều quốc gia trên thế giới đã bày tỏ quan ngại sâu sắc. Các quốc gia, tổ chức quốc tế cũng đã đưa ra lời kêu gọi các bên kiềm chế, tránh mọi hành động có thể làm leo thang căng thẳng ở một khu vực vốn đã đặc biệt mong manh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Năm vừa qua, thế giới đã chi khoảng 2.440 tỷ USD cho mục đích quân sự, số tiền cao nhất từng có. Con số này tăng 6,8% so với năm 2022, tỷ lệ tăng cao nhất kể từ năm 2009. Theo đó, chi tiêu quân sự năm 2023 chiếm 2,3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, tăng so với mức 2,2% của năm 2022. Có thể thấy, chừng nào những bất ổn về địa chính trị hiện nay chưa được giải quyết thì xu hướng tăng chi tiêu quốc phòng trên thế giới vẫn tiếp tục duy trì.

Châu Á sẽ đóng một vai trò quan trọng hơn trong thương mại toàn cầu, đóng góp khoảng 45% vào tổng xuất khẩu của thế giới và hơn 80% vào nhập khẩu. Tuy nhiên, căng thẳng địa chính trị và các chính sách không chắc chắn có thể cản trở sự phục hồi thương mại chung của thế giới trong hai năm tới.

Sau nhiều lần trì hoãn, cuối cùng Quốc hội Mỹ cũng đã thông qua khoản viện trợ trị giá gần 61 tỷ USD cho Ukraine, với cuộc bỏ phiếu mang tính bước ngoặt tại Hạ viện hôm 20/3 và tại Thượng viện ngày 23/4, theo giờ địa phương. Liệu gói viện trợ của Mỹ có thể giúp Kiev xoay chuyển cục diện trên chiến trường hay chỉ làm xung đột kéo dài thêm?

Ông Trump bị cáo buộc làm giả hồ sơ để che đậy khoản thanh toán nhằm mua chuộc sự im lặng của một diễn viên phim người lớn về mối quan hệ với ông. Đây là phiên tòa đầu tiên mang tính lịch sử đối với một cựu tổng thống Mỹ và có thể là bước ngoặt đối với ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2024.

Chủ đề Ngày Trái đất năm 2024 là “Trái đất và nhựa” nhằm kêu gọi các quốc gia giảm 60% sản lượng tất cả các loại nhựa vào năm 2040, hướng đến chấm dứt việc sử dụng nhựa vì sức khỏe của con người và Trái đất.

Sau 20 năm lãnh đạo đất nước, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sẽ từ nhiệm vào ngày 15/5/2024. Người kế nhiệm ông sẽ là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Lawrence Wong. Đây là tiến trình chuyển giao lãnh đạo đã được lên kế hoạch từ lâu của Singapore, và được Thủ tướng Lý Hiển Long gọi là thời khắc quan trọng.