Iraq nâng cấp cảng cạnh tranh với kênh đào Suez
Dự án cảng này được kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia. Quyết định chọn công ty khai thác cảng sẽ được đưa ra vào tháng 1 năm 2025, và dự kiến các hoạt động khai thác tại cảng Grand Faw sẽ bắt đầu vào năm 2026.
Với việc khánh thành 5 bến tàu, cảng Grand Faw với cơ sở hạ tầng đường sắt và đường bộ nâng cấp chạy qua Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ mở ra một tuyến vận chuyển hàng hóa mới và cạnh tranh với kênh đào Suez.
Cảng Grand Faw trên bán đảo Al-Faw dự kiến sẽ trở thành một tuyến vận chuyển hàng hóa mới giữa châu Á và châu Âu, với cơ sở hạ tầng đường sắt và đường bộ nâng cấp chạy qua Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ.
Giới chuyên gia cho biết cảng mới sẽ đưa Iraq trở thành một phần của "tuyến đường thương mại và vận tải toàn cầu đi qua Trung Đông". Giai đoạn đầu tiên của công trình xây dựng cảng mới nhằm bổ sung cho các bến tàu hiện có tại thành phố cảng Al-Faw, dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm tới bởi Tập đoàn xây dựng khổng lồ Daewoo Engineering của Hàn Quốc. Tập đoàn Daewoo đã xây dựng một đê chắn sóng dài gần 16 km ở vùng Vịnh để bảo vệ cảng, lập kỷ lục thế giới Guinness về đê chắn sóng dài nhất thế giới.
Việc tiếp nhận năm bến tàu này không kém quan trọng so với dự án cảng Grand Faw. Qua cảng này, chúng tôi mong muốn kết nối Iraq với các thị trường quốc tế, trở thành cầu nối giữa châu Á và châu Âu.
Ông Farhan Al-Fartousi – Giám đốc Công ty cảng Iraq.
Ông Al-Fartousi cho biết giai đoạn đầu tiên của dự án sẽ đi vào vận hành vào năm 2026, với khả năng tiếp nhận 3,5 triệu container mỗi năm. Dự kiến, cảng Grand Faw sẽ đạt công suất tối đa vào năm 2028 và sẽ góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế Iraq, mở ra cơ hội mới cho ngành vận tải và thương mại quốc tế.
Lễ khánh thành có sự tham gia của Thủ tướng Iraq Mohammed Shia al-Sudani. Trong phát biểu của mình, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của cảng Grand Faw đối với nền kinh tế Iraq. Thủ tướng Sudani cho biết cảng mới sẽ đưa Iraq trở thành một phần của tuyến đường thương mại và vận tải toàn cầu đi qua Trung Đông.
Qua cảng này, một giấc mơ đã trở thành hiện thực. Vị trí địa lý lịch sử của Iraq đã biến đất nước từ một nơi phụ thuộc vào các cảng của nước khác thành một quốc gia có cảng biển lớn nhìn ra Vịnh, tuyến đường thủy lớn nhất thế giới, nơi tập trung các hoạt động năng lượng, thương mại, giao tiếp và trao đổi hàng hóa.
Ông Mohammed Shia al-Sudani – Thủ tướng Iraq.
Dự án này được coi là Con đường phát triển Iraq, với chi phí khoảng 17 tỷ USD, nhằm mục đích chuyển đổi nền kinh tế của đất nước sau nhiều thập kỷ chiến tranh và khủng hoảng, được kỳ vọng sẽ giúp Iraq giảm phụ thuộc vào hệ thống cảng của các nước khác trong vùng Vịnh.
Hãng thông tấn SANA của Syria đưa tin, ngày 20/11, Israel đã tiến hành không kích vào thành phố lịch sử Palmyra của Syria, khiến 36 người thiệt mạng và hơn 50 người khác bị thương. Đây là một trong các cuộc tập kích gây thương vong lớn nhất tại Syria trong những tháng qua.
Một cơn bão mạnh được đánh giá như là “bão bom” đã đổ bộ vào khu vực Bờ Tây nước Mỹ, khiến ít nhất hai người thiệt mạng, gây mất điện trên diện rộng và làm gián đoạn giao thông nghiêm trọng.
Liên hợp quốc thông báo hơn 50 nước đã ký vào tuyên bố nhằm phát triển du lịch thân thiện với môi trường trên toàn cầu. Đây được coi là thành tựu lớn đạt được tại Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước chung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Azerbaijan.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn luật sư Matthew Whitaker làm Đại sứ Mỹ tại Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Trung Quốc và Brazil đã nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước lên mức xây dựng một cộng đồng Trung Quốc - Brazil chia sẻ tương lai, vì một thế giới công bằng hơn và một hành tinh bền vững hơn.
Mỹ hôm qua tiếp tục phủ quyết nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc kêu gọi một thỏa thuận ngừng bắn ngay lập tức ở Gaza. Đây là lần thứ tư Mỹ phủ quyết một nghị quyết như vậy kể từ khi cuộc xung đột ở Gaza bắt đầu từ tháng 10 năm ngoái.
0