Israel còn hiện diện tại Liban là hành động chiếm đóng

Người phát ngôn của Tổng thống Liban, ông Najat Sharafeddin ngày 18/2 cho biết Liban sẽ coi bất kỳ sự hiện diện nào của quân đội Israel tại nước này là hành động chiếm đóng và có quyền sử dụng mọi biện pháp để đảm bảo Israel rút quân.

Lệnh ngừng bắn kéo dài 60 ngày, do Mỹ và Pháp làm trung gian, đã được quân đội Israel và Phong trào Hezbollah ký kết tại Liban vào ngày 27/11/2024, giúp chấm dứt nhiều tháng pháo kích lẫn nhau giữa Israel và Hezbollah. Thỏa thuận đã hết hạn vào ngày 26/1, nhưng sau đó đã được gia hạn đến hết ngày 18/2.

Bất chấp lệnh ngừng bắn, Israel vẫn vi phạm gần 1.000 lần, khiến hàng chục người ở Liban thiệt mạng và bị thương, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em. Ngày 17/2, chỉ vài giờ trước khi lệnh ngừng bắn hết hạn, Israel đã quyết định duy trì sự hiện diện quân sự tại 5 tiền đồn ở miền Nam Liban, bất chấp sự phản đối từ chính phủ Liban và lực lượng Hezbollah.

Theo quân đội Israel, việc duy trì một số lượng nhỏ binh sĩ ở 5 tiền đồn chiến lược dọc biên giới Liban nhằm tiếp tục bảo vệ cư dân và đảm bảo không có mối đe dọa nào với nước này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhà lãnh đạo Kim Jong Un khẳng định sự ủng hộ của Triều Tiên đối với Nga, trong cuộc đón tiếp phái đoàn Hội đồng An ninh Liên bang Nga ngày 21/3.

Khu vực biên giới Israel – Liban tiếp tục nóng trở lại trong ngày 22/3, khi quân đội Israel và lực lượng Hezbollah mở lại các cuộc tấn công xuyên biên giới nhằm vào nhau.

Những diễn biến mới ở quốc tế có thể vừa là thách thức, vừa là cơ hội cho Ấn Độ khi mua tiêm kích F-35.

Các nhà ngoại giao hàng đầu của Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đã nhóm họp tại Tokyo, Nhật Bản nhằm tìm kiếm tiếng nói chung về các vấn đề an ninh khu vực và kinh tế.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky “về cơ bản đã chấp nhận” việc Ukraine sẽ không thể trở thành thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Tỷ phú Elon Musk đã tham dự cuộc họp với các quan chức cấp cao tại Lầu Năm Góc vào ngày 21/3.