Israel không kích quy mô lớn tại Syria
Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Israel, lực lượng không quân nước này đã thực hiện hơn 350 cuộc không kích trong vòng 48 giờ qua, phá hủy phần lớn kho vũ khí chiến lược của Syria và tiêu diệt lực lượng hải quân nước này.
Các mục tiêu bị tấn công bao gồm hệ thống phòng không, sân bay quân sự, kho tên lửa và nhiều cơ sở sản xuất vũ khí tại Damascus cùng các thành phố khác. Đồng thời, hải quân Israel cũng tấn công hai căn cứ hải quân Syria, phá hủy ít nhất 6 tàu tên lửa thời Liên Xô trong số 15 tàu đang neo đậu tại đây.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel Katz tuyên bố, nước này sẽ thiết lập một vùng phi quân sự ở miền Nam Syria nhằm ngăn chặn các mối đe dọa khủng bố. Israel cũng đã điều quân vào khu vực đệm rộng khoảng 400km² bên trong lãnh thổ Syria, một động thái được cho là để bảo vệ công dân Israel khỏi các cuộc tấn công. Tuy nhiên, Israel phủ nhận thông tin quân đội nước này đang tiến về thủ đô Damascus.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu xác nhận, các cuộc không kích nhằm tiêu diệt năng lực quân sự còn lại của chính quyền Assad, đồng thời bày tỏ mong muốn thiết lập quan hệ với chính phủ mới tại Syria. Hành động quân sự của Israel đã vấp phải sự chỉ trích từ nhiều nước trong khu vực. Ai Cập, Jordan và Ả rập Xê út lên án Israel lợi dụng tình hình hỗn loạn tại Syria để xâm phạm lãnh thổ nước này.
Các đơn vị thuộc Nhóm tác chiến phía Bắc của Nga tiếp tục cuộc tấn công, kiểm soát các khu định cư Daryino và Plyokhovo ở Khu vực Kursk, Bộ Quốc phòng Nga đưa tin. Lực lượng vũ trang Ukraine đã mất hơn 200 quân ở khu vực Kursk trong ngày qua.
Giới chức Sudan cho biết đã có ít nhất 176 người thiệt mạng trong 2 ngày giao tranh giữa quân đội Sudan và Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự trên khắp lãnh thổ nước này.
Các quan chức cấp cao của Mỹ tiết lộ với NBC News rằng chính quyền của Tổng thống Joe Biden đang cân nhắc xóa tên tổ chức Hayat Tahrir al-Sham (HTS) khỏi danh sách các tổ chức khủng bố.
Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk vừa nêu nhận định về thời điểm các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine có thể diễn ra, khi Warsaw chuẩn bị đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên EU vào tháng 1/2025.
Bất ổn chính trị ở Hàn Quốc ngày càng sâu sắc. Người dân Hàn Quốc tự hỏi ai sẽ là người điều hành chính phủ và cả quân đội vào thời điểm Hàn Quốc phải đối mặt với nhiều thách thức về chính sách đối ngoại. Những thách thức đó bao gồm căng thẳng ngày càng tăng với Triều Tiên và hoạt động ngoại giao tế nhị cần thiết với đồng minh Mỹ khi lễ nhậm chức của ông Donald Trump đang đến gần.
Cơ quan quản lý cải tạo Hàn Quốc cho biết cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong Hyun đã cố gắng tự tử tại cơ sở giam giữ ở phía đông Seoul nhưng bất thành.
0