Kết nối hàng hóa Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu
Mỗi tháng, 10 tấn cua biển thương hiệu Cà Mau được nhập vào siêu thị Mỹ, tăng 20% giá trị so với tiêu thụ nội địa cho doanh nghiệp.
Bà Đoàn Thị Anh Thư, Giám đốc điều hành Công ty Vua Cua, cho biết: ''Khi một doanh nghiệp đưa được sản phẩm qua Mỹ là điều rất đáng tự hào. Chúng tôi phải có những chứng chỉ, đầu tiên là FDA. Sản phẩm trước khi xuất qua Mỹ phải kê khai ra quy trình chế biến, đưa những cái đó lên cơ quan thẩm quyền xét duyệt''.
Vừa làm, vừa thăm dò thị trường, tới đây, doanh nghiệp sẽ đa dạng các sản phẩm từ cua để phục vụ tốt hơn người tiêu dùng. Thị trường Mỹ kiểm soát chất lượng rất khắt khe, nên quy trình sản xuất phải chỉn chu ngay từ đầu.
Theo ông Đỗ Ngọc Hưng, Tham tán thương mại, Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, hàng hóa nhập được vào thị trườn này phải có chất lượng đảm bảo, đáp ứng tiêu chí liên quan đến hồ sơ giấy tờ trong quy trình xuất khẩu, phải gia tăng tiêu chuẩn đáp ứng về các yếu tố như tăng trưởng xanh, tăng trưởng bền vững.
Gia tăng các rào cản kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu, đặc biệt với nông sản, thực phẩm là xu hướng chung của tất cả các thị trường hiện nay.
Thâm nhập thị trường đã khó, giữ được thị trường còn khó hơn, không phải doanh nghiệp nào cũng chắc chân ngay khi bước vào.
Mở rộng đa kênh giao thương, trong đó chú trọng nền tảng thương mại điện tử được xem là bước đi hiệu quả để hàng hóa tiếp cận thị trường.
Ông Gijea Seong, Giám đốc Điều hành Amazon Global Selling tại Việt Nam, cho biết: ''Doanh nghiệp Việt Nam bán hàng hóa qua Amazon tăng về cả số lượng và giá trị doanh thu. Vừa xuất khẩu, các doanh nghiệp còn đầu tư xây dựng thương hiệu. Rất nhiều nhóm hàng của Việt Nam ngày càng được thị trường ưa chuộng. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt trên hành trình tham gia vào chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu''.
Không chỉ thúc đẩy xuất khẩu đa kênh, giúp hàng hóa Việt mở rộng thị trường, Bộ Công thương đang tích cực đồng hành cùng các doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, gia tăng giá trị cho sản phẩm để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường. Đồng thời mời gọi nhà mua hàng, tập đoàn toàn cầu đến để kết nối giao thương, nối dài thêm kênh xuất khẩu hàng Việt.
Tuy nhiên, điểm yếu của các doanh nghiệp là vẫn chưa tham gia sâu vào các chuỗi cung ứng mà chủ yếu dừng lại ở mức xuất khẩu thô, xuất qua nhà trung gian.
Tổng Công ty Xây dựng Số 1, mã chứng khoán CC1 trên sàn UPCoM, vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền hơn 160 triệu đồng.
Trong báo cáo hàng tháng mới được công bố, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đã dự báo về khả năng thị trường dầu mỏ thế giới sẽ đối mặt với tình trạng dư cung dầu trong năm 2025.
Giá bán USD tại các ngân hàng thương mại tiếp tục tăng mạnh vào ngày hôm nay 15/11, đạt mức kỷ lục 25.512 đồng, là mức cao nhất trong lịch sử.
Sản phẩm gỗ là một trong 3 mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu vào Liên minh châu Âu (EU) chịu sự kiểm soát về Quy định chống phá rừng (EUDR). Ngành lâm nghiệp của Việt Nam đã chủ động chuẩn bị sẵn sàng.
Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng VAT sửa đổi sẽ bỏ ngưỡng doanh thu cụ thể chịu thuế này với cá nhân, hộ kinh doanh và giao Chính phủ quy định.
Tính đến hết tháng 10, các doanh nghiệp đã chi gần 1,38 tỷ USD để nhập khẩu thịt và phụ phẩm chăn nuôi, trong đó có nhiều mặt hàng thịt giá rẻ.
0