Kết nối Metro Nhổn - ga Hà Nội với xe buýt

Hà Nội đang gấp rút tổ chức lại giao thông, bố trí thêm nhà chờ, xe buýt để tăng kết nối với tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội, dự kiến sẽ được vận hành tháng 6 tới.

Hiện mạng lưới xe buýt kết nối với tuyến đường sắt đô thị số 3 đoạn trên cao Nhổn - Cầu Giấy có 36 tuyến đang hoạt động. Trong số này, có 33 tuyến trợ giá và 3 tuyến không trợ giá với nhu cầu đi lại bằng xe buýt trung bình 1 ngày khoảng hơn 135.000 lượt hành khách. Đáng chú ý, trên đoạn tuyến từ Nhổn tới Cầu Giấy hiện có hai tuyến buýt (tuyến số 32 và 20A) trùng với tuyến metro qua 8 nhà ga; một tuyến buýt số 29 trùng với tuyến metro qua 5 nhà ga. Hai tuyến số 26, 49 trùng với tuyến metro qua bốn nhà ga liên tiếp.

Theo Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Hà Nội, trong thời gian đầu, dự báo khoảng 15-20% người dân sẽ chuyển từ phương tiện cá nhân sang sử dụng đường sắt đô thị số 3, chủ yếu là người dân sinh sống dọc hành lang tuyến.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 19/9, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội quyết định trích quỹ 30 tỷ đồng hỗ trợ các tỉnh khắc phục hậu quả do bão số 3 và mưa lũ gây ra.

Sáng 19/9, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện quy chế phối hợp giữa Văn phòng Thành ủy, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND thành phố, Văn phòng UBND thành phố từ tháng 10/2022 đến nay, phương hướng và nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông thành phố Hà Nội sẽ triển khai thẻ vé tháng ảo từ ngày 20/9.

Tại điểm trung chuyển xe buýt Nhổn, thuộc địa bàn phường Minh Khai quận Bắc Từ Liêm, khu vực ngồi chờ xe buýt của hành khách thường xuyên bị chiếm dụng làm nơi bán hàng, kê bàn ghế hay dừng đỗ xe máy.

Gần một tuần hưởng ứng lời kêu gọi của lãnh đạo thành phố Hà Nội, các cấp chính quyền, lực lượng chức năng và người dân Thủ đô đã chung tay dọn dẹp hậu quả bão số 3.

Nằm trong khuôn viên tòa biệt thự Pháp cổ ở góc phố Trần Hưng Đạo - Hàng Bài, cây si khổng lồ có tuổi đời hàng trăm năm tuổi, từ lâu đã được coi là một trong những di sản văn hóa, kiến trúc độc đáo của Thủ đô. Tuy nhiên trong cơn bão số 3 vừa qua, cây si lâu niên này đã bị bật gốc. Nhằm bảo tồn nguyên vẹn quần thể công trình có giá trị này, các cơ quan chức năng đã nỗ lực hồi sinh cây si cổ thụ hiếm có này.