Khắc đam mê lên kính

Bằng kỹ thuật điêu khắc trên kính, nghệ nhân Phạm Hồng Vinh đã sáng tạo nên những tác phẩm tranh kính độc đáo, tạo nên dấu ấn riêng biệt.

Vào năm 1990, ông Phạm Hồng Vinh bắt đầu làm nghề mài kính, tủ ly, tủ gương, tủ đứng, sau đó, ông nghiên cứu công nghệ phun cát để sản xuất ra kính mờ cho các công trình nhà tắm và những nơi cần che kín. Rồi ông tiếp tục nghiên cứu màu men gốm ceramic và từ đó, ông trở thành người chuyên điêu khắc kính nghệ thuật.

Năm 2020, ông Phạm Hồng Vinh đã vinh dự được nhận danh hiệu Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực điêu khắc kính nghệ thuật. 

Nghệ nhân Phạm Hồng Vinh.

Ông Vinh cho biết, để tạo ra một tác phẩm tranh kính nghệ thuật phải trải qua 7- 14 công đoạn. Việc đầu tiên là phải vẽ được bức tranh. Khi vẽ xong thì đưa vào máy CNC cắt decal ra từng mảnh. Từ những mảnh decal đấy đem ghép vào tấm kính to, công đoạn này đòi hỏi phải ghép chính xác đến từng milimet. Trên một bức tranh đã được cắt decal đó, sẽ có hàng vạn, hàng nghìn chi tiết và các nghệ nhân bóc ra. Khâu thứ ba là điêu khắc bằng cát, người thợ sẽ đưa vào phòng kỹ thuật và khắc vào kính, công đoạn này hoàn toàn là khắc bằng tay và tự cảm nhận độ nông sâu của người thợ để trở thành một bức phù điêu. Sau khi khắc bằng cát xong họ, bức phù điêu sẽ được đưa vào mache thêm bằng công nghệ gluchip để tạo các điểm. Công đoạn thứ 7 là công đoạn rất quan trọng, đó là đưa vào lò cường lực hoặc lò nung. Để làm được bức tranh siêu bền thì ta phải dùng màu tranh gốm ceramic và thiêu tối đa 700 độ trong lò cường lực.

Để tạo ra một tác phẩm tranh kính nghệ thuật phải trải qua 7- 14 công đoạn. 
Nghệ nhân Phạm Hồng Vinh sử dụng màu men ceramic trong các tác phẩm.

"Công đoạn nào cũng có cái khó khác, để tạo nên bức tranh đẹp là bước vẽ, sản phẩm có thành hay không là bước nung. Ở bước nung, nhiều khi hên xui vì khi qua lửa tranh có thể nổ vỡ ngay từ đầu, trong 100 tấm, xác suất có thể nổ khoảng 3 tấm. Nhưng khi đã qua được lò cường lực rồi thì tranh sẽ rất bền, rất cứng và không sợ vỡ nữa", ông Vinh cho hay.

Công đoạn nung sản phẩm có vai trò rất quan trọng quyết định ra sản phẩm tranh kính.

Các tác phẩm tranh kính của Nghệ nhân Phạm Hồng Vinh được gắn trong các nhà thờ, ứng dụng trong lĩnh vực nội thất, ngoại thất, đồ gia dụng, quà tặng. Dưới đây là một số tác phẩm tranh kính của  nghệ nhân Phạm Hồng Vinh:

Tác phẩm ‘’Đám cưới chuột’’ trên kính.
Tác phẩm “Rồng thời Lý” với màu men hỏa biến.
Tác phẩm “Đèn lá sen’’ được ứng dụng trong lĩnh vực nội thất.   

Tranh kính là từ ngữ được dùng để miêu tả các loại tranh được thực hiện trên chất liệu kính với các kỹ thuật khác nhau như trang ghép mảnh truyền thống, tranh kính in. Đây là loại hình nghệ thuật mang tính thẩm mỹ cao ở châu Âu với nguồn gốc từ La mã cổ đại, khi những người thợ thủ công bắt đầu sử dụng chúng trong mục đích trang trí. 

Nghệ thuật này phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ Trung cổ, đặc biệt là ở các nước châu Âu, nơi tranh kính được sử dụng làm các cửa sổ kính màu rực rỡ bắt mắt trong các nhà thờ. Trải qua nhiều thăng trầm, thế kỷ 19 đánh dấu sự hồi sinh và đột phá trong nghệ thuật trang kính màu, với sự ảnh hưởng lớn của nghệ sĩ Louis Comfort Tiffany đã đưa trang kính lên tầm cao mới và được ứng dụng trong các loại đèn nghệ thuật hay các đồ trang trí nội ngoại thất.

Cội nguồn của kính nghệ thuật đúng là bắt nguồn từ Châu Âu bắt đầu từ kính Nhà thờ, đó là văn hoá cổ của Châu Âu còn mang lại đến ngày nay nhưng cũng là 1 nền văn minh cảu Thế giới của nhân loại đã lan toả đến nhiều Nước trên Thế giới trong đó có Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nghề dát vàng quỳ luôn được người dân xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội gìn giữ và phát triển. Với bề dày truyền thống trên 400 năm, nghề dát vàng quỳ nơi đây đã nức tiếng gần xa.

Ở Hà Nội có nhiều nghề truyền thống đã trở thành niềm tự hào của mảnh đất kinh kỳ Thăng Long. Trong đó có nghề đúc đồng Ngũ Xã. Trải qua thời gian cùng những biến cố của lịch sử,nghề đúc đồng nức tiếng của kinh thành Thăng Long dần mai một. Tuy nhiên đến nay, vẫn có những gia đình còn gìn giữ duy trì và phát triển nghề đúc đồng Ngũ Xã. Một trong số đó là gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Ứng.

Một nghệ nhân trẻ kiên trì theo đuổi dòng tranh đỏ Kim Hoàng, dòng tranh dân gian đã từng bị thất truyền hơn bảy thập kỷ.

Mặt nạ giấy bồi từng là món đồ chơi được yêu thích, nhất là mỗi dịp Trung thu về. Thế nhưng, món đồ chơi này dần dần ít người tìm mua và cũng chính vì thế mà người làm ra nó cũng dần thưa vắng. Đến nay chỉ còn vợ chồng ông Nguyễn Văn Hòa và bà Đặng Hương Lan là những nghệ nhân cuối cùng ở phố cổ Hà Nội còn giữ nghề làm mặt nạ giấy bồi truyền thống.

Hát chèo ở Đại Thành cùng với hát dô Liệp Tuyết, múa rối Sài Sơn, hát tuồng Dương Cốc là bốn loại hình nghệ thuật đặc sắc, vang danh vùng Phủ Quốc xưa, nơi là huyện Quốc Oai ngày nay. Hát chèo đã từ lâu bén rễ sâu vào đời sống những người dân Đại Thành, Quốc Oai.

Là nữ doanh nhân đầu tiên ở làng Lưu Thượng đưa sản phẩm đan lát xuất khẩu, nghệ nhân Nguyễn Thị Lương đã tạo ra những mẫu mã đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường.