Khai mạc lễ hội Bình Đà 2024

Tối 12/4, tại đền Nội Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai đã long trọng khai mạc lễ hội Bình Đà 2024, khai trương tuyến du lịch Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội.

Tham dự buổi lễ có uỷ viên trung ương đảng, phó trưởng ban thường trực ban dân vận trung ương Phạm Tất Thắng; Phó bí thư thường trực thành uỷ Hà nội Nguyễn Thị Tuyến; lãnh đạo thành phố, huyện Thanh Oai cùng đông đảo Nhân dân trong huyện và khách du lịch thập phương.

Là mt trong những ngôi đền cổ nhất Việt Nam, đền Nội Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, ngôi đền đầu tiên tại Việt Nam thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân hiện còn lưu giữ rất nhiều cổ vật quý.

Đặc biệt, tại đây có các bảo vật quốc gia là bức phù điêu trên 1.000 năm tuổi độc nhất vô nhị tạc hình Quốc Tổ Lạc Long Quân và hai bức phù điêu bán quy sơn, bán quy hải mô phỏng truyền thuyết Âu Cơ - Lạc Long Quân sinh ra 100 người con, 50 người theo mẹ lên núi, 50 người theo cha xuống biển.

Các đồng chí lãnh đạo Trung ương, thành phố Hà Nội dự buổi lễ.
Lễ hội Bình Đà là lễ hội cổ truyền từ xa xưa. Đây là lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa của người Việt Nam nhằm ôn lại ký ức của buổi đầu khai sơn, lập địa giữa Lạc Long Quân cùng với Âu Cơ nên duyên chồng vợ. Do vậy, hàng năm cứ từ ngày mồng 1 đến ngày 6/3 (âm lịch) Nhân dân địa phương lại long trọng tổ chức lễ hội truyền thống để tưởng nhớ công lao của Quốc Tổ Lạc Long Quân đã khởi dựng cơ đồ và đặt móng cho dân tộc Việt Nam. Ngày hội là dịp để mọi người dân trong cả nước tưởng nhớ đến Quốc Tổ Lạc Long Quân. lễ hội Bình Đà là một trong những hoạt động văn hóa, tín ngưỡng tiêu biểu nhằm tưởng nhớ bậc tiền nhân đã có công lao với đất nước.
Lễ hội Bình Đà năm nay được tổ chức bài bản, trang trọng, an toàn và tiết kiệm, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Lễ hội Bình Đà năm nay được tổ chức bài bản, trang trọng, an toàn và tiết kiệm, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Đặc biệt là việc khai trương tuyến du lịch Con đường di sản nam Thăng long Hà nội là dịp để Thanh Oai quảng bá hình ảnh đến bạn bè trong và ngoài nước; tạo động lực phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa tâm linh, du lịch làng nghề. Từ đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Để khơi dậy tình yêu với sách, lan tỏa văn hóa đọc, nhiều tổ chức, cá nhân đang nỗ lực xây dựng những tủ sách, thư viện cộng đồng ngay tại các khu dân cư, tổ dân phố. Hoạt động này đang dần trở thành phong trào, thu hút đông đảo người dân tham gia, bởi đó không chỉ là nơi giao lưu của những người yêu sách mà còn giúp cộng đồng thêm gắn kết.

UBND Thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 09 ngày 22/2/2022 của Thành ủy về "Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".

Với sự phát triển của công nghệ số và các thiết bị điện tử, văn hóa đọc đang dần bị mai một. Tuy nhiên, vẫn có những mô hình giúp lan tỏa văn hóa đọc tới thanh thiếu niên. Góc đọc cuối tuần của NXB Kim Đồng là một trong số đó.

Một không gian giao lưu văn hóa hữu nghị ấm áp và độc đáo, tái hiện lại các nghi lễ truyền thống chúc mừng Tết cổ truyền một số nước ở khu vực châu Á vừa được tổ chức tại Hà Nội. Sự kiện do Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Hà Nội và Đại sứ quán Lào đồng tổ chức. Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ và đại diện nhiều nước châu Á, các đoàn ngoại giao đã tham dự.

Triển lãm có chủ đề "Đường lên Điện Biên", giới thiệu 70 tác phẩm mỹ thuật nhiều chất liệu khác nhau như sơn mài, sơn dầu, điêu khắc… được 34 hoạ sĩ sáng tác trong và sau thời gian diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ.

“Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử Thế giới” là chủ đề của triển lãm ảnh được tổ chức tại không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận trong dịp nghỉ lễ này.