Khai mạc phiên họp thứ 30 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

Sáng 22/2, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thường kỳ thứ 30.

Theo kế hoạch, phiên họp dự kiến diễn ra trong một ngày để xem xét, cho ý kiến quyết định đối với 5 nội dung chính. Cụ thể, thứ nhất là Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi). Thứ hai, là dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ. Thứ ba, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét tờ trình của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về giao bổ sung số lượng kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân. Thứ tư, báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 1/2024, trong đó có công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 12/2023 và thứ năm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự thảo báo cáo tổng kết kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Toàn cảnh phiên họp.

Theo Chủ tịch Quốc hội, việc cho ý kiến, tổng kết kỳ họp này nhằm tiếp tục phát huy những nội dung đã làm tốt cũng như rút kinh nghiệm một số vấn đề để hoạt động của Quốc hội ngày càng phát huy dân chủ, tăng tính pháp quyền, nâng cao chất lượng trong công tác lập pháp, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Sau phiên khai mạc, với sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe báo cáo và cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi).

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 26/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường đã tiếp Phó Chủ tịch Đảng Cộng sản Liên bang Nga Leonist Kalashnikov sang dự Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trong sáng 26/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Phó Thủ tướng Malaysia Fadillah Yusof cùng đoàn đại biểu cấp cao Malaysia sang viếng và dự Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Hôm nay, đất nước và nhân dân đã tiễn biệt một nhà lãnh đạo xuất sắc, một người cộng sản kiên trung và một người Hà Nội giản dị. Mỗi người Việt Nam sẽ luôn ghi nhớ những lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Cái quý nhất của con người là Cuộc sống và Danh dự sống" và coi đó là nguồn động viên to lớn, là kim chỉ nam để học tập, rèn luyện và noi theo.

Ngày 26/7, đất nước và nhân dân ta đã đau xót tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - một nhà lãnh đạo xuất sắc, một người cộng sản kiên trung, cả đời cống hiến, phụng sự Đảng, Tổ quốc và nhân dân, môt người Hà Nội giản dị, chân tình và gần gũi với quần chúng.

Đúng 15 giờ chiều 26/7, Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành trọng thể tại Nghĩa trang Mai Dịch, Thủ đô Hà Nội. Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí, đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế cùng gia đình đã kính cẩn nghiêng minh vĩnh biệt nhà lãnh đạo kiệt xuất, người đảng viên cộng sản kiên trung, nhà văn hóa lớn của dân tộc.

Đúng 13h, cùng thời điểm tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Thủ đô Hà Nội) và Hội trường Thống nhất ở TP.HCM, tại Nhà văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Lễ truy điệu Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu.