Khai mạc triển lãm độc đáo 'Bản diện kim cương II'

Tối 1/10, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã khai mạc triển lãm “Bản diện kim cương II” của họa sĩ Đinh Quang Tỉnh. Triển lãm độc đáo giới thiệu đến công chúng 80 tác phẩm chân dung về các văn nghệ sỹ danh tiếng của Việt Nam, do họa sĩ sáng tác trong nhiều năm.

Với nghệ danh là “Ba Tỉnh”, họa sỹ Đinh Quang Tỉnh vốn gắn bó với thành công ở thể loại biếm họa. Nhưng khi đã bước sang tuổi xế chiều, ông lại đau đáu đắm chìm trong nghệ thuật vẽ chân dung, để rồi hình thành một dòng tranh chân dung riêng, thể hiện nổi bật ở hai triển lãm cá nhân đều mang tên “Bản diện kim cương”.

Như giới chuyên môn nhận định, họa sỹ Ba Tỉnh đã bắt được cái hồn, cái tôi cá tính trong từng nhân vật, mà không ai khác chính là những văn nghệ sỹ tên tuổi của nước nhà, những người góp phần làm nên nền nghệ thuật Việt Nam đương đại.

Họa sĩ Đinh Quang Tỉnh chia sẻ: “Vẽ tranh chân dung bằng màu dầu cũng giống như nhà văn viết tiểu thuyết về thân phận con người. Nhưng người họa sĩ thì bằng sắc màu có thể miêu tả trạng thái nhân vật, trực tiếp hoặc ẩn dụ, bay bổng phóng khoáng hay trầm lắng suy tư, thậm chí có thể vẽ từ trong khóe mắt đến sâu thẳm tâm hồn nhân vật mình yêu thích”.

Tại lễ khai mạc triển lãm, công chúng có dịp giao lưu cùng tác giả và đông đảo “người mẫu” của ông, là các văn nghệ sỹ tên tuổi.

Triễn lãm diễn ra đến hết 6/10/2024.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, tại khu phố cổ Hà Nội sẽ diễn ra chuỗi hoạt động văn hoá ý nghĩa phục vụ người dân và du khách tìm hiểu về lịch sử Hà Nội.

Trải qua những năm tháng lịch sử, Hà Nội ngày nay đang trở thành một thành phố hiện đại đầy năng động. Tuy nhiên, có những dấu ấn của Hà Nội xưa vẫn còn được lưu giữ cho tới nay trong ngôi nhà cổ số 87 Mã Mây.

Trong khuôn khổ Chương trình hợp tác truyền thống giữa Thành phố Hà Nội và Vùng Ile-de-France từ năm 2007, sáng 1/10, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Đô thị cổ Provins ký kết thỏa thuận hợp tác lần thứ hai.

Hội đồng thẩm định của tỉnh Thừa Thiên Huế vừa thống nhất hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia đối với 4 hiện vật.

Nhiều hoạt động, chương trình như triển lãm, biểu diễn nghệ thuật, du lịch thực cảnh… sẽ được tổ chức tại các điểm di tích trên phố cổ Hà Nội những ngày tới.

Thủ đô Hà Nội là “cái nôi” của hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Đây là dư địa lớn để thành phố phát triển Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).