Khan nước sạch cục bộ tiếp tục tái diễn

Hơn một tuần qua, câu chuyện về người dân khu đô thị Thanh Hà thiếu nước sạch khiến cho bất cứ dân cư khu vực nào, đặc biệt là nội thành Hà Nội, cũng phải giật mình. Hoá ra, Hà Nội không nhiều nước sạch như chính quyền Thủ đô cam kết.

Khu đô thị Thanh Hà lấy nguồn từ Công ty nước sạch Hà Đông và từ trạm khai thác nước ngầm.  Thiếu nước, thành phố chỉ đạo Công ty nước mặt sông Đuống chi viện, nhưng việc chi viện hạn chế bởi đường ống không thể chịu áp lực lớn hơn. Như vậy, bản chất câu chuyện là Hà Nội đang thiếu nước sạch.

Từ ngày 13/10 đến nay, sau khi trạm cấp nước Thanh Hà ngừng hoạt động, Sở xây dựng điều tiết nguồn nước thay thế từ Nhà máy nước mặt sông Đuống cấp qua hệ thống đường ống truyền dẫn của Công ty nước sạch Hà Đông. Tuy nhiên, lượng nước cấp cho khu đô thị không đủ, phải thực hiện cấp nước luân phiên 2 tiếng/tòa nhà. 

Ông Dương Đình Trình – PGĐ Công ty cổ phần cấp nước Thanh Hà, cho biết: "Công ty đang làm thủ tục với tỉnh Hòa Bình để điều chỉnh chỗ lấy nước mới. Hệ thống đường ống dài hơn 40 km cũng đã hoàn thành".

Theo qui hoạch, khu đô thị Thanh Hà có một trạm cấp nước cục bộ công suất 10.000m3/ngày đêm để cấp cho chính cư dân khu đô thị. Trạm này đã được đầu tư theo công nghệ cũ nên chất lượng không đảm bảo, phải tạm dừng. 

Còn giải pháp lấy nước từ Nhà máy sông Đuống để chi viện chỉ là tạm thời. Nhà máy nước mặt sông Đuống đã nâng công suất cấp nước cho Hà Đông từ 26 nghìn đến 27 nghìn m3/ngày đêm, tăng 2 nghìn m3/ngày đêm so với bình thường. Mức cấp nước này là tới hạn vì đướng ống không thể chịu áp lực lớn hơn 

Các khu vực khan hiếm nước sạch hiện nay tập trung ở phía Tây và Tây Nam thành phố bao gồm quận Hà Đông, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân. Đây là địa bàn thuộc phạm vi cấp nước của Nhà máy nước sông Đà. Tuy nhiên, giai đoạn 1 của nhà máy đã phát huy hết công suất, khoảng 300.000m3/ngày đêm, trong khi giai đoạn 2 nâng công suất lên gấp đôi đang gặp vướng mắc do phải thay đổi thiết kế. 

Dự án xây dựng nhà máy nước mặt sông Hồng công suất 300.000 m3/ngày đêm trên địa bàn huyện Đan Phượng được phê duyệt từ năm 2016. Theo kế hoạch, khi hoàn thành vào năm 2018, sẽ cấp nước cho quận Bắc Từ Liêm và các huyện dọc trục Quốc lộ 32 như Hoài Đức, Đan Phượng và Phúc Thọ, nhưng đến nay vẫn thi công ì ạch và dở dang, chưa biết bao giờ hoàn thành. 

Thế nhưng, theo báo cáo của thành phố, Hà Nội lúc cao điểm cần khoảng 1,3 triệu m3/ngày đêm, trong khi tổng công suất nguồn hiện này là hơn 1,5 triệu

"Với tổng công suất thì đáp ứng đủ nhu cầu, nhưng ra đến hệ thống mạng lưới cấp nước thì lại chưa đảm bảo cấp nước cho 100% toàn địa bàn", ông Lê Văn Du – Phó trưởng phòng hạ tầng kỹ thuật – Sở xây dựng Hà Nội, cho biết.

Với thực trạng bất cập trong qui hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành mạng lưới cấp nước Thủ đô như hiện nay, tình trạng khan hiếm nước sạch cục bộ ở nhiều khu vực còn tái diễn. Và nguy cơ mùa hè tới, Hà Nội sẽ thiếu hụt khoảng 50.000m3/ngày đêm cấp cho khu vực Tây và Tây Nam thành phố./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1286 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP Hà Nội giai đoạn 2023-2025, quy định việc sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới tại 20 quận, huyện, thị xã.

Chiều nay, 21/11, Đài Hà Nội và Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị thành phố Hà Nội đã ký kết hợp tác tăng cường truyền thông về giao lưu văn hóa, hợp tác quốc tế và đối ngoại nhân dân trên Đài Hà Nội.

Trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế, sản phẩm trí tuệ nhân tạo do Cục Thuế thành phố Hà Nội nghiên cứu, phát triển đã được Tổng cục Thuế tổ chức ra mắt sáng nay, 21/11.

Sau 11 tháng triển khai, Hà Nội đã cơ bản hoàn thành 19 nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Đề án 06 do Chính phủ giao. Thông tin được nêu tại Hội nghị giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của đề án 06 trên địa bàn thành phố Hà Nội, diễn ra chiều 21/11.

Hôm nay, 21/11, Thành ủy - HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Sau 11 tháng triển khai, Hà Nội đã cơ bản hoàn thành 19 nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Đề án 06 do Chính phủ giao.