Khát vọng đưa gốm Bát Tràng vươn xa

Gốm Bát Tràng từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu của văn hóa Việt. Nhưng đáng chú ý hơn cả là thế hệ trẻ ngày nay đang tiếp nối và phát triển nghề gốm truyền thống này bằng sự sáng tạo và nhiệt huyết của mình. Trần Anh Tú là một người trẻ như vậy.

Với Tú, chọn gắn bó với nghề gốm, không chỉ là để gìn giữ một nghề truyền thống, mà còn là để thổi hồn hiện đại vào từng sản phẩm gốm Bát Tràng, góp phần quảng bá làng nghề, thu hút du lịch.

Trần Anh Tú đang tiếp nối và phát triển nghề gốm truyền thống này bằng sự sáng tạo và nhiệt huyết của mình.

Mặc dù gia đình có xưởng gốm, nhưng Trần Anh Tú vẫn chọn trau dồi kiến thức tại trường Đại học Mỹ Thuật để rút ngắn thời gian so với người đi trước và rút kinh nghiệm để nhận ra gốm Việt đang ở vị trí nào so với thế giới. Say mê văn hoá cổ, nhiều năm qua, anh đã miệt mài sáng tạo nên những tác phẩm gốm độc đáo.

Say mê văn hoá cổ, nhiều năm qua, Tú đã miệt mài sáng tạo nên những tác phẩm gốm độc đáo.

Anh Trần Anh Tú - Nghệ nhân gốm sứ chia sẻ: “Các thế hệ trước làm dựa theo kinh nghiệm. Còn thế hệ chúng tôi nên học hành bài bản hơn, tiếp thu những kinh nghiệm, tài liệu mới mẻ hơn, phát triển lên".

Khác với thế hệ đi trước, những nghệ nhân trẻ như Tú đã có những sáng tạo riêng trên nền gốm truyền thống.

Sự kết hợp giữa tinh hoa truyền thống và công nghệ hiện đại giúp các sản phẩm gốm Bát Tràng đến gần hơn với khách hàng trong và ngoài nước.

Đưa gốm Bát Tràng ra thế giới bằng cách tận dụng công nghệ 4.0. Sự kết hợp giữa tinh hoa truyền thống và công nghệ hiện đại giúp các sản phẩm gốm Bát Tràng đến gần hơn với khách hàng trong và ngoài nước. Bằng chứng là xưởng gốm của gia đình Trần Anh Tú là một trong hai xưởng gốm đầu tiên ở xã có sản phẩm được công nhận OCOP 5 sao.

Khai thác hết tiềm năng, thế mạnh sẽ giúp gốm Bát Tràng vươn xa trên bản đồ Việt Nam và thế giới.

Không chỉ say mê với nghề và xưởng gốm của gia đình, Trần Anh Tú cũng là một trong những nghệ nhân trẻ của xã Bát Tràng tích cực tham gia các hoạt động làng nghề của địa phương. Bởi theo Tú, đây là cầu nối để quảng bá nghề truyền thống góp phần lan toả văn hóa và lịch sử gốm Bát Tràng và thu hút du lịch.

Gốm Bát Tràng có được vị thế như hiện nay không chỉ nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương mà còn bởi sự vào cuộc của cộng đồng dân cư, đặc biệt là những người trẻ - những người đã và đang gìn giữ "ngọn lửa" truyền thống của làng nghề. Khai thác hết tiềm năng, thế mạnh sẽ giúp gốm Bát Tràng vươn xa trên bản đồ Việt Nam và thế giới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hội Lương thực Thực phẩm TP HCM (FFA) phối hợp cùng Hiệp hội Nước mắm truyền thống Việt Nam đã tổ chức Lễ hội nước mắm TP HCM lần 1 năm 2024 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ

Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 25km, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội, là một trong số nhiều làng nghề chuyên sản xuất gỗ mỹ nghệ, với những người dân năng động trong phát triển kinh tế.

Hà Nội từng có rất nhiều làng quê có nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải. Trong đó làng nghề Phùng Xá, xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, từng được mệnh danh là “thủ phủ dâu tằm”.

15.000 sản phẩm gốm sứ Bát Tràng vừa được huyện Gia Lâm, xã Bát Tràng và các nghệ nhân trao tặng tới nhân dân và chiến sĩ huyện đảo Trường Sa.

UBND huyện Thường Tín và Sở Công Thương Hà Nội vừa phối hợp tổ chức Festival làng nghề và Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ truyền thống.

Đam mê, gắn bó với nghề truyền thống, nghệ nhân tiêu biểu Bùi Thị Minh đã cho ra đời nhiều tác phẩm đúc đồng, phát huy truyền thống nghề của tổ tiên.