Khẩu hiệu người Việt ưu tiên hàng Việt đi vào cuộc sống

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã bước sang năm thứ 15 và ngày càng khẳng định vai trò trong việc thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng nội địa.

Từ một khẩu hiệu, phong trào này đã đi vào tiềm thức, hiện diện trong đời sống hàng ngày của xã hội, được chứng minh qua tỷ lệ người dân sử dụng hàng Việt tăng mạnh lên hơn 85%.

Hàng hóa Việt Nam ngày càng cải thiện cả về chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì và giá thành hợp lý, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Một khảo sát gần đây của Hội Doanh nghiệp cho thấy, hơn 80% người được hỏi sẵn sàng chọn mua các sản phẩm mang thương hiệu uy tín đạt chuẩn “Hàng Việt Nam chất lượng cao”. Đặc biệt, 60% khách hàng chú trọng đến sự đa dạng chủng loại sản phẩm, trong khi hơn 50% đánh giá cao doanh nghiệp có sản phẩm mới hoặc cải tiến. Tuy nhiên, chỉ 39% người tiêu dùng ưu tiên yếu tố giá bán cạnh tranh, cho thấy chất lượng và sự đổi mới vẫn là những yếu tố quan trọng nhất.

Chị Lương Thị Huyền, người tiêu dùng Hà Nội chia sẻ: "Mình thấy chất lượng hàng hóa Việt Nam ngày càng tốt, mẫu mà ngày càng đẹp, đa dạng, cũng đã thu hút được nhiều đối tượng khách hàng, kích cầu được hàng tiêu dùng Việt Nam, người mua sắm như mình cũng có những trải nghiệm nhiều hơn".

Nhận được sự quan tâm ủng hộ từ người tiêu dùng, các doanh nghiệp Việt cũng nhận thấy rõ trách nhiệm trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu. Để cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thực sự hiệu quả và bền vững, không chỉ cần nỗ lực tuyên truyền mà còn đòi hỏi trách nhiệm từ phía doanh nghiệp.

Việc đầu tư vào chất lượng, cải tiến sản phẩm và bảo vệ thương hiệu là chìa khóa để khẳng định vị trí của hàng Việt trong lòng người tiêu dùng. Đồng thời, các chương trình bình chọn, đánh giá sản phẩm chất lượng cao sẽ tiếp tục là động lực thúc đẩy doanh nghiệp và thị trường nội địa phát triển mạnh mẽ hơn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cổ phiếu YEG của Yeah1 sau 7 phiên tăng trần, đã kéo dài chuỗi 7 phiên giảm giá, trong đó có 5 phiên giảm sàn. Biến động cổ phiếu YEG là lời nhắc nhở dành cho nhà đầu tư khi mua/bán những cổ phiếu rủi ro cao.

Xuất nhập khẩu là điểm sáng nổi bật và là một trong những động lực chính của tăng trưởng kinh tế năm 2024, với tổng kim ngạch cả năm đạt kỷ lục mới gần 800 tỷ USD.

UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch phát triển thương mại điện tử trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025, trong đó, đặt mục tiêu giữ vững xếp hạng từ thứ 2 trở lên so với cả nước về Chỉ số thương mại điện tử (EBI) hằng năm.

Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến ngày 31/12/2024, tín dụng nền kinh tế tăng khoảng 15,08% so với cuối năm 2023, tổng doanh số cho vay đạt 23 triệu tỷ đồng và thu nợ khoảng 21 triệu tỷ đồng.

Tết Nguyên Đán là mùa đoàn viên, là khoảnh khắc để trao gửi yêu thương qua những giỏ quà Tết. Năm nay, giá cả giỏ quà Tết 2025 vẫn ổn định, đảm bảo chất lượng như những năm trước.

Giá vàng trong nước ngày 8/1 tăng nhẹ, với giá vàng miếng và vàng nhẫn được điều chỉnh tăng từ 100.000 đến 300.000 đồng/lượng ở cả hai chiều.