Khi bí thư cấp ủy không phải là người địa phương

Chủ trương luân chuyển, bố trí cán bộ chủ chốt không phải là người địa phương theo Quy định số 07 năm 2021 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã được triển khai thực hiện đồng bộ.

Tả Thanh Oai rất nhiều năm là điểm nóng của huyện Thanh Trì bởi những vi phạm về đất đai không thể giải quyết. Nguyên nhân là do người đứng đầu cấp ủy, chính quyền là người địa phương nên nể nang, ngại va chạm. Huyện uỷ Thanh Trì đã thực hiện thay thế cán bộ, nhất là hai vị trí đứng đầu Đảng ủy và UBND xã.

Huyện uỷ Thanh Trì đã thực hiện thay thế cán bộ, nhất là hai vị trí đứng đầu Đảng ủy và UBND xã.

Ông Đinh Quang Minh, Bí thư Đảng ủy xã Tả Thanh Oai, cho biết: "Đang làm Bí thư Đảng ủy xã Vạn Phúc, nhận nhiệm vụ luân chuyển cũng có tâm tư, vì về địa bàn phức tạp. Tuy nhiên, tôi phải khẩn trương vào cuộc, kiện toàn lại bộ máy, rà soát từng vụ việc, ban hành nghị quyết chỉ đạo Ủy ban thực hiện, để không còn những vi phạm, người dân thêm tin tưởng”.

Ông Nguyễn Văn Huân, đảng viên (thôn Tả Thanh Oai, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì) cho hay: "Luân chuyển cán bộ sẽ giảm bớt được cục bộ địa phương, bè phái, những tồn tại từ lâu chưa giải quyết được, ổn định chính trị".

Sau gần 3 năm thực hiện quy định 07 của Thành uỷ Hà Nội, Thanh Trì đã thực hiện luân chuyển 12/16 bí thư Đảng ủy, 10/16 chủ tịch UBND xã, 16 phó chủ tịch UBND xã. Chủ trương này đã phát huy hiệu quả rõ nét.

Sau gần 3 năm thực hiện quy định 07 của Thành uỷ Hà Nội, Thanh Trì đã thực hiện luân chuyển 12 bí thư Đảng ủy.

Ông Vũ Anh Tú, Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Thanh Trì, cho biết: “Quyết liệt thực hiện quy định 07, đến nay, Thanh Trì đã thực hiện 12/16 bí thư, 10/16 chủ tịch xã không phải là người địa phương. Lựa chọn kỹ từng người, từng địa bàn, thấy phù hợp với năng lực, sở trường để đưa về đảm nhiệm, chứ không luân chuyển ồ ạt”.

Tháng 10 năm 2022, ngay sau khi được điều động về làm Bí thư xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, ông Nguyễn Ngọc Liêm đã bắt tay ngay vào nắm bắt tình hình từ cơ sở, đồng thời tập trung xử lý những sai phạm tồn tại kéo dài. Nổi cộm nhất là vụ việc chợ Yên. Doanh nghiệp xây dựng chợ không đối thoại được với tiểu thương, trong khi công tác quản lý của chính quyền lại buông lỏng.

Ông Nguyễn Ngọc Liêm, Bí thư đảng ủy xã Tiền Phong, cho biết: "Không bị ràng buộc bởi quan hệ gia đình, dòng họ nên tôi quyết liệt chỉ đạo xử lí những tồn tại từ lâu. Vụ việc tồn đọng cơ bản không còn, không để phát sinh mới".

Theo ông Nguyễn Minh Hải, Trưởng Ban Tổ chức Huyện uỷ Mê Linh: "Thực tế, tại các nơi để xảy ra sai phạm, nội bộ mất đoàn kết hầu hết đều do năng lực cán bộ không đáp ứng yêu cầu. Nhận diện rõ những hạn chế này, Ban Thường vụ Huyện ủy Mê Linh chú trọng luân chuyển cán bộ trẻ, trong quy hoạch, có năng lực, triển vọng phát triển. Trong đó, chú trọng luân chuyển cán bộ lãnh đạo cấp phòng của huyện về làm bí thư, phó bí thư Đảng ủy các xã, thị trấn; đồng thời luân chuyển lãnh đạo chủ chốt giữa các xã, thị trấn với nhau".

Đến nay, toàn thành phố đã có 28/30 bí thư quận, huyện, thị ủy; 22/30 chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã không phải người địa phương.

Thực hiện quyết liệt chủ trương bố trí cán bộ không phải là người địa phương, đến nay, toàn thành phố đã có 28/30 bí thư quận, huyện, thị ủy; 22/30 chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã không phải người địa phương; có 68,39% bí thư cấp ủy, 61,13% cán bộ là phó bí thư thường trực, phó chủ tịch UBND cấp huyện không phải là người địa phương; 45,9% phó bí thư thường trực, phó chủ tịch UBND cấp xã không phải là người địa phương.

Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội Vũ Đức Bảo cho biết: "Việc điều động cán bộ là yêu cầu quan trọng, cán bộ ở lĩnh vực nào phải đáp ứng yêu cầu công việc, phù hợp chuyên môn. Điều động không nhất thiết phải chờ ngày, tháng mà theo yêu cầu thực tế, quan tâm bổ sung về những địa bàn khó khăn để giải quyết những tồn tại đó".

Với sự chỉ đạo quyết liệt, đẩy nhanh việc luân chuyển cán bộ từ nơi khác về giữ vị trí người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cơ sở, Hà Nội đã tạo nên đột phá trong công tác cán bộ, mang lại những luồng gió mới cho cơ sở, tạo được sự đồng thuận, tăng niềm tin của nhân dân với Đảng, chính quyền.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với 87,89% số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Với 413/422 đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Tại phiên thảo luận tổ sáng 23/11 về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, một trong những nội dung được quan tâm là các quy định liên quan đến việc tách bạch, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý Nhà nước và cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, trưa 23/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại sứ quán và gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia.

Sáng 23/11, Chính phủ trình Quốc hội Luật Quản lý sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

Chiều 23/11, Quốc hội chính thức thông qua Luật Di sản Văn hóa. Luật được thông qua vào đúng Ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11).