Khi người cao tuổi vẫn đi làm

Xung quanh chúng ta có nhiều người cao tuổi nhưng vẫn đi làm, có thể là lao động chân tay hay làm việc bằng trí óc điều đó đều đáng quý. Nhưng tại sao họ đi làm và xã hội nên nhìn nhận cũng như chuẩn bị cho điều đó như thế nào?

Mặc dù vẫn đang trong giai đoạn dân số vàng, tuy nhiên, theo thống kê của Bộ Y tế thì Việt Nam là một trong mười quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình thấp.

Theo ước tính của Tổng cục thống kê, khoảng 15 năm nữa, Việt Nam sẽ có hơn 21 triệu người trong độ tuổi từ 60 trở lên, chiếm 20% dân số, nghĩa là cứ 5 người sẽ có 1 người cao tuổi. Khi đó, dự báo số người cao tuổi ở Việt Nam vượt quá số trẻ em. Số người trong độ tuổi lao động sẽ giảm.

Ở góc độ nghiên cứu xã hội, có thể thấy, tình trạng già hóa dân số là một trong những điều khiến chúng ta thấy người già đi làm nhiều hơn so với trước. Tuy vậy, với từng trường hợp người cao tuổi đi làm, đều có những lý do riêng.

Người già đi làm vì mưu sinh

Bà Trần Lan Phương (quận Đống Đa) từng làm 16 năm trong một công ty về điểm đỗ, chuyên trông giữ xe. Cách đây 4 tháng, đến tuổi hưu, nhưng bà vẫn xin công ty cho đi làm tiếp. Lý do là để có thêm tiền chi tiêu cho gia đình, thời buổi khó khăn hiện nay, giảm bớt gánh nặng cho con cái. Dù mùa đông giá rét hay giữa cái nắng gay gắt của mùa hè, người phụ nữ ngoài 60 này vẫn miệt mài hướng dẫn xe ra, xe vào khoảng 12 – 13 tiếng/ ngày.

Bà Phương chia sẻ, với đồng lương hưu ít ỏi khoảng 2,5 triệu đồng/tháng, không đủ trang trải các chi phí trong gia đình, vì vậy, bà phải đi làm để có thêm thu nhập, giúp đỡ được cho gia đình, con cái đỡ vất vả.

Dù mùa đông giá rét hay giữa cái nắng gay gắt của mùa hè, người phụ nữ ngoài 60 này vẫn miệt mài hướng dẫn xe ra, xe vào khoảng 12 – 13 tiếng/ ngày.

Cũng giống như bà Phương, ông Nguyễn Tuấn Dương, 65 tuổi (phường Trung Liệt, quận Đống Đa) cũng lựa chọn tiếp tục đi làm sau khi nghỉ hưu. Làm công việc bảo vệ đã được 5 năm, đêm hôm sớm tối nhưng có thêm chút đồng ra đồng vào.

Ông Dương cho biết, ông về hưu đã gần chục năm rồi. Công việc bảo vệ rất phù hợp với những người già đi làm thêm. Bởi vậy, khi còn sức khỏe và thời  gian rảnh, ông chọn công việc làm bảo vệ để có thêm thu nhập.

Tâm lý của nhiều bậc làm cha, làm mẹ, là không muốn phiền đến con cháu, nên những người như bà Phương, ông Dương đã chọn cách vất vả ở tuổi đáng lẽ được nghỉ ngơi, được phụng dưỡng.

Người già đi làm để thêm niềm vui, nâng cao sức khỏe

Bên cạnh những người cao tuổi đi làm vì hoàn cảnh bắt buộc thì cũng có những người khác, làm việc vì sở thích, vì còn muốn làm được nhiều việc có ích cho xã hội. Việc chủ động tìm việc, ra khỏi nhà để hòa mình vào sự sôi động của dòng chảy cuộc sống, đó cũng là một cách để người già thấy mình sống vui, sống khỏe, sống có ích.

Năm nay bước sang tuổi 77, nhưng bà Nguyễn Thị Bích Liên (phường Cát Linh, quận Đống Đa) ngày nào cũng tất bật với 18 đầu việc xã hội. Trong khi, ở tuổi của bà, nhiều người có chút tiền tích cóp cùng với lương hưu, an tâm ở nhà đọc báo, xem tivi, thì bà Liên vẫn tâm huyết với những hoạt động thiện nguyện của Hội cựu Thanh niên xung phong phường Cát Linh. Ngoài các công việc làm sổ sách, vận động hiến máu, giúp phụ nữ khó khăn trong phường vươn lên làm kinh tế giỏi, bà Liên còn thu xếp thời gian để ngồi trước máy tính, biên soạn những bài thơ chứa đựng ký ức thời kháng chiến của mình.

Theo bà Liên chia sẻ, bà làm việc xuất phát từ sự say mê và mong muốn làm được nhiều việc tốt đẹp, có ích cho đời. Với bà, đó chính là niềm vui tuổi già, giúp bà thêm khỏe mạnh.

Năm nay bước sang tuổi 77, nhưng bà Nguyễn Thị Bích Liên (phường Cát Linh, quận Đống Đa) ngày nào cũng bận rộn với công tác xã hội.

Làm bảo vệ tại trường tiểu học Văn Tiến Dũng (quận Bắc Từ Liêm) từ khi trường mới thành lập, công việc mỗi ngày của ông Nguyễn Xuân Thịnh (quận Bắc Từ Liêm) là đảm bảo cho các em học sinh có được khoảng thời gian học tập hiệu quả, đồng thời chăm chút, quản lý từng ngóc ngách trong trường học. Với độ tuổi của ông thì những công việc như thế này khá là phù hợp với khả năng lao động, đồng thời còn đem lại niềm vui, nâng cao sức khỏe.

Được góp một phần nhỏ công sức còn lại của mình để gần gũi với các em học sinh, đồng hành, giúp đỡ các em học sinh khi gặp những vấn đề khó khăn ở trường, giúp các em yên tâm học tập… đó chính là niềm vui của ông mỗi ngày - ông Thịnh chia sẻ.

Được gần gũi, hỗ trợ các em nhỏ giải quyết khó khăn là niềm vui mỗi ngày của ông Dũng khi đi làm ở tuổi xế chiều.

Không chỉ với bà Liên, ông Dũng, mà rất nhiều người cao tuổi tại Việt Nam cũng như trên thế giới đều miệt mài lao động cống hiến. Tuổi cao, nhưng sức không hề yếu, họ có đủ điều kiện dành trọn vẹn quãng thời gian xế chiều để hưởng thụ những thành quả của tuổi thanh xuân. Nhưng dường như với những người cao tuổi như bà Liên, ông Dũng, có lẽ hạnh phúc giờ đây với họ không còn là cơm ngon, áo đẹp, mà mục tiêu là đóng góp cho đời, cho xã hội được gì thì sẽ không nề hà, miễn là còn sức khỏe.

Tiềm năng lao động của người cao tuổi rất lớn. Ngoài các kỹ năng nghề nghiệp sẵn có, mỗi người cao tuổi là một kho tri thức, kỹ năng và kinh nghiệm sống. Và tiềm năng lao động của người cao tuổi không chỉ dừng lại ở đó, còn rất nhiều sở trường, thế mạnh khác của lao động cao tuổi có thể phát huy, phù hợp với một nền kinh tế đang dịch chuyển theo hướng xanh hóa, kinh tế tuần hoàn, phù hợp với một xã hội đang bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của việc sống chậm lại, sau những cái giá phải trả cho sự gấp gáp, vội vàng.

Nhiều người cao tuổi trên thế giới cũng quay trở lại làm việc

Không chỉ ở Việt Nam mà tại Mỹ, những người về hưu cũng liên tục tái gia nhập lực lượng lao động. Theo một nghiên cứu gần đây của công ty quản lý đầu tư toàn cầu T. Rowe Price, khoảng 20% người Mỹ đã nghỉ hưu quay lại làm các công việc toàn thời gian hoặc bán thời gian.

Người Mỹ đang làm việc lâu hơn một chút so với trước đây. Theo nghiên cứu của Gallup, tuổi nghỉ hưu trung bình đã tăng lên khoảng 61 và trung bình những người đã nghỉ hưu và quay lại làm việc sẽ nghỉ hưu ở tuổi 66, tăng từ mức 60 vào năm 1995. Sự bất ổn về kinh tế trong thời kỳ đại dịch Covid-19 đã đẩy nhanh xu hướng người về hưu quay lại làm việc, với 1,5 triệu người về hưu tái gia nhập lực lượng lao động vào tháng 3 năm 2022.

Ông Charles, từng là nhân viên chính phủ về mảng an ninh, hiện đang làm nhân viên bán hàng tại một cửa hàng thực phẩm cho biết, việc đi làm trở lại khiến ông cảm thấy sống có mục đích hơn cũng như vẫn giữ tương tác với xã hội.

Việc đi làm sau khi về hưu cũng giúp tôi được nhiều thứ, tôi có thể thanh toán hóa đơn, trả tiền nhà, và con gái tôi cũng cần có tiền để học đại học nữa - ông Charles cho hay. Ông cũng cho biết thêm, kể cả khi không thể đi làm tại đây, ông cũng sẽ tiếp tục làm những việc liên quan đến hoạt động từ thiện và xã hội.

Việc đi làm trở lại khiến ông Charles cảm thấy sống có mục đích hơn

Sự biến động của thị trường chứng khoán gần đây đã tác động tiêu cực đến tài khoản hưu trí và khoản tiết kiệm khi về hưu. Tiếp tục làm việc hoặc quay trở lại lao động có thể giúp bù đắp một số tổn thất tài chính. Ngoài ra, các công ty còn cung cấp các phúc lợi về sức khoẻ và nếu người cao tuổi làm việc cho họ.

Việc quay trở lại thị trường lao động cũng có những lợi ích về mặt xã hội và sức khỏe tinh thần. Một số người sau khi về hưu nhớ những tương tác xã hội và ý thức về mục đích mà họ có được khi làm việc. Sau khi niềm vui ban đầu của việc nghỉ hưu tan biến, một số người nhận thấy họ muốn có thêm mục đích và gắn kết về mặt tinh thần với người khác và công việc sẽ mang lại điều đó. Với những người cao tuổi ở xa các trung tâm việc làm, các chuyên gia nghỉ hưu có thể làm việc tại nhà một cách linh hoạt, giúp việc quay trở lại làm việc càng dễ dàng hơn.

Việc những người cao tuổi quay trở lại làm việc cũng có những tác động tốt đối với nền kinh tế.

Anh Judith Ward, Phó Chủ tịch T. Rowe Price cho biết: “Nhiều người về hưu chọn làm việc hoặc cần làm việc khi đã về hưu. Quyết định này có thể có nhiều tác động tích cực mạnh mẽ, trong đó ít nhất là cũng đem lại sự ổn định tài chính.”

Khoảng 48% số người về hưu quay lại làm việc được hỏi cho biết họ cảm thấy họ làm việc vì lý do tài chính. Trong một nghiên cứu riêng biệt của Bankrate, khoảng 40% số người được hỏi cho biết không cảm thấy an toàn về mặt tài chính. Một tỷ lệ tương tự (45%) trong cuộc thăm dò của T. Rowe Price đã quay trở lại lực lượng lao động vì những lợi ích về mặt cảm xúc và cá nhân.

Nhìn chung, 57% người về hưu mong muốn tiếp tục làm việc ở một mức độ nào đó, trong khi 43% cho biết họ sẽ ngừng làm việc hoàn toàn.

Ông Tadashi Sato, 72 tuổi, vẫn đang làm việc bên cạnh những người trẻ 20-30 tuổi

Nojima, một công ty lớn của Nhật Bản, đã chính thức cho phép công nhân của mình tiếp tục làm việc cho đến khi họ bước sang tuổi 80. Nhờ có chính sách đó mà tại cửa hàng bán hàng của nhà bán lẻ điện tử Nhật Bản Nojima ở Fujisawa, phía Nam Tokyo, ông Tadashi Sato, 72 tuổi, vẫn đang làm việc bên cạnh những người trẻ 20-30 tuổi, điều đó có thể sớm trở nên phổ biến ở một quốc gia có dân số đang già đi nhanh chóng.

Ông Sato thường xuyên di chuyển, phục vụ khách hàng, chất thêm hàng lên kệ và trò chuyện với các đồng nghiệp thường ở độ tuổi 20 và 30.

Tôi từng tưởng tượng một người 72 tuổi thì già lắm. Nhưng bây giờ tôi cảm thấy như mình đã ở độ tuổi năm mươi và đang làm việc chăm chỉ để không bị tụt hậu so với những người trẻ - ông Sato vui vẻ cho biết.

Theo kế hoạch này, 3.000 nhân viên của Nojima có thể tiếp tục làm việc cho đến 80 tuổi. Sau khi nhân viên đến tuổi 65, hợp đồng làm việc được gia hạn hàng năm. Theo dữ liệu của Liên hợp quốc, Nhật Bản là xã hội già hóa nhất thế giới, với số người từ 65 tuổi trở lên chiếm 28% dân số, tiếp theo là Italia với 23%. Yoshiyuki Tanaka, Giám đốc điều hành của Nojima, cho biết việc sử dụng lao động cao tuổi là điều đương nhiên và coi chính sách mới này cũng có lợi cho khách hàng của mình. Khách hàng sẽ cảm thấy thoải mái khi được một người ngang tuổi mình phục vụ.

Rõ ràng là thị trường lao động cao tuổi vẫn đang vận động tự nhiên, nhưng để phát huy được tiềm năng lao động của người cao tuổi, cần sự đáp ứng từ chính sách. Việc làm cho người cao tuổi cần trở thành một bộ phận của chính sách lao động và việc làm, với cách tiếp cận tích cực, trách nhiệm và sáng tạo của những người thực thi.

Ai rồi cũng sẽ già. Chăm lo để người cao tuổi sống tốt không chỉ là đạo lý. Trước hết, nó là nhu cầu của mỗi người, vì hiện tại và tương lai của chính mình. Việc đảm bảo cho người già sống tốt, cũng chính là thước đo sự trưởng thành của một cộng đồng xã hội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hội nghị công bố Nghị quyết số 1255/NQ-UBTVQH15 ngày 24/10/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2023 - 2025 diễn ra vào ngày 22/11.

Chủ tịch nước đã quyết định tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho hai phi công vụ rơi máy bay YAK-130 ở Bình Định.

Dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên đã phải bổ sung ngân sách khoảng 830 tỷ đồng do tiền đền bù, giải phóng mặt bằng tăng theo khung giá đất vừa được ban hành, nhưng TP.HCM vẫn quyết tâm để dự án sớm về đích, nhanh chóng đưa vào sử dụng, chống lãng phí.

Sáng 22/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thi hành Luật Thư viện.

Sáng 22/11, Hội LHPN thành phố đã phát động “Hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, diễn đàn phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ".

Cục Viễn thông,Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, đến hạn chót là ngày 15/10/2024, các nhà mạng còn 225.000 thuê bao 2G Only chưa chuyển lên 4G. Đến ngày 16/10/2024, những thuê bao 2G Only chưa chuyển lên 4G đã bị khóa hai chiều.