Khó đạt mục tiêu về nhà ở xã hội của năm 2024
Theo Đoàn giám sát của Quốc hội, phần lớn các địa phương đã bố trí quỹ đất 20% trong dự án nhà ở thương mại để xây dựng nhà ở xã hội. Tuy nhiên, việc dành đất độc lập cho phát triển loại hình này vẫn còn hạn chế. Đây là một trong những nguyên nhân khiến nguồn cung nhà ở xã hội chưa tăng trưởng như kỳ vọng.
Từ năm 2021 đến hết quý 3/2024, cả nước có 622 dự án nhà ở xã hội với quy mô hơn 565.000 căn, đạt khoảng 35,6% mục tiêu đề ra đến năm 2025.
Để tăng nguồn cung, Bộ Xây dựng yêu cầu các địa phương cải tiến quy hoạch, đảm bảo đủ quỹ đất, đơn giản hóa thủ tục pháp lý và tạo điều kiện vay vốn cho các dự án, hỗ trợ đối tượng thu nhập thấp và công nhân.
Năm 2024, Chính phủ phấn đấu hoàn thành 130.000 căn nhà ở xã hội. Tuy nhiên, mục tiêu này hiện khó khả thi do gặp nhiều khó khăn.
Theo khảo sát, nhu cầu về bất động sản công nghiệp trên thị trường có xu hướng tăng lên, lượng tiêu thụ tăng mạnh so với quý trước.
Theo dữ liệu mới đây về thị trường thổ cư Hà Nội, lượng giao dịch trong quý III vừa qua giảm 22% so với quý trước, với khoảng 10.300 giao dịch.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, Trưởng ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án vừa chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã báo cáo Quốc hội về việc điều chỉnh Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15. Dự kiến ngày 21/11, Quốc hội sẽ thảo luận về dự thảo Nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất.
Các huyện vùng ven Hà Nội như Hoài Đức, Thanh Oai liên tiếp tổ chức các cuộc đấu giá đất sau thời gian tạm dừng các cuộc đấu giá đất để thực hiện kiểm tra, rà soát theo yêu cầu tại Công điện số 82 (ngày 21/8/2024) của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh việc đấu giá quyền sử dụng đất, đảm bảo tính minh bạch và ngăn chặn hiện tượng tiêu cực "đầu cơ", "thổi giá".
0