Khó khăn bủa vây doanh nghiệp bất động sản

Giá nhà đang cao gấp 20 lần thu nhập của người dân, đây là nghịch lý đang diễn ra. Sự phát triển không lành mạnh của thị trường bất động sản còn ảnh hưởng rất lớn sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp, nhất là trong giai đoạn chuyển tiếp để các luật mới thực sự đi vào cuộc sống.

Ông Vương Duy Dũng - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường BĐS, Bộ Xây dựng, cho rằng: "Như chúng ta biết thì thị trường bất động sản là một thị trường hết sức quan trọng và có tính chất là đầu kéo tác động đến trên 30 ngành, lĩnh vực khác nhau và đóng góp quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua thì thị trường bất động sản cũng có nhiều khó khăn, vướng mắc về mặt thể chế cũng như là thực thi pháp luật, các hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản".

Theo dữ liệu từ Vietstock Finance, đến hết quý II năm nay, lượng tồn kho của 110 doanh nghiệp bất động sản đã niêm yết là 490.400 tỷ đồng. Nghịch lý ở chỗ, hàng tồn kho lớn nhưng giá nhà, đất vẫn tăng cao phi lý. Bởi hầu hết sản phẩm đều thuộc phân khúc cao cấp như biệt thự, liền kề, trong khi nhà giá rẻ đáp ứng nhu cầu ở thực lại khan hiếm.

Nhiều khó khăn cũng đang bủa vây doanh nghiệp. TS. Nguyễn Văn Khối - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, cho biết: "Thách thức lớn nhất của vấn đề bất động sản cũng như doanh nghiệp, khoảng trên dưới 200 dự án treo chưa được giải quyết hoặc giải quyết còn chậm, ảnh hưởng đến thanh khoản của thị trường và lòng tin của người mua nhà".

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế, cho rằng: "Doanh nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn. Có 3 khó khăn chính, về pháp lý thực thi công vụ vẫn chậm. Lãng phí là do thực thi công vụ chậm quá. Thứ hai nghĩa vụ về tài chính. Đâu đó vẫn còn rất cao, cả lãi suất, nghĩa vụ tài chính đã và đang gánh chịu trong thời gian vừa qua. Thứ ba là đơn hàng. Đơn hàng phục hồi tích cực nhưng không bền vững. Yêu cầu không được tăng giá. Một số lĩnh vực ngành nghề đang thiếu lao động".

Theo PGS.TS Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá, Bộ Tài chính: "Thị trường bất động sản ở Việt Nam chưa bao giờ phát triển lành mạnh. Thị trường bất động sản Việt Nam nếu phát triển lành mạnh sẽ giúp các doanh nghiệp phát triển bền vững, giúp người dân có thể mua nhà phù hợp túi tiền, giúp người nghèo được ở nhà ở xã hội còn người không có điều kiện mua nhà thì cũng có đủ tiền thuê nhà để ở".

Một thị trường bất động sản lành mạnh là mong mỏi của rất nhiều người. Đây cũng là mục tiêu mà Đài Hà Nội đã kiên trì theo đuổi khi thực hiện các loạt bài về thị trường bất động sản và tổ chức diễn đàn "Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Liên quan đến giải quyết kiến nghị của Cục Thuế Hà Nội, UBND Thành phố đã có văn bản số 3845 về việc xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất theo quy định của Luật Đất đai 2024.

Khảo sát từ các ngân hàng thương mại cho thấy lãi suất cho vay mua nhà của một số ngân hàng có xu hướng giảm và được đánh giá là thấp nhất kể từ đầu năm 2024, nhưng dư nợ vẫn còn thấp.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3840 về việc triển khai Nghị định số 108/2024/NĐ-CP ngày 23/8/2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở, giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác.

Nhiều diện tích ki-ốt tầng 1 ở một số tòa nhà tái định cư, nhà ở công nhân tại Hà Nội đang bị bỏ hoang, không cho thuê trong nhiều năm nay.

Tại diễn đàn "Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển", các chuyên gia cho rằng để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, cần phải có các giải pháp tổng thể và đồng bộ. Đặc biệt, pháp lý và nguồn vốn được coi là hai điểm nghẽn chính cần phải khơi thông càng sớm càng tốt.

Năm 2024, thị trường bất động sản đã có những chuyển dịch tích cực. Tuy nhiên đà phục hồi này vẫn chưa đồng đều, có sự khác biệt lớn giữa các phân khúc.