Khó khăn khi xác nhận thực trạng nhà ở khi mua NƠXH

Dù người dân đủ điều kiện để mua nhà ở xã hội nhưng khi đi làm thủ tục để hoàn thiện hồ sơ mua nhà lại gặp phải khó khăn khi không được nơi thường trú xác nhận thực trạng nhà ở.

Theo các chuyên gia pháp lý, hiện vẫn đang có hai vấn đề vướng mắc, thứ nhất, người dân vẫn phải làm thủ tục lên tỉnh, huyện để xác nhận chưa có nhà, hoặc có nhà chưa vượt quá bình quân tối đa.

Do đó, thủ tục hành chính vẫn gặp phiền hà về thời gian. Để giải quyết triệt để vấn đề này, cần xây dựng hệ thống định danh điện tử về đất đai, gắn với hệ thống định danh điện tử cá nhân.

Khó khăn xác nhận thực trạng nhà ở khi mua NƠXH

Hai hệ thống này cần kết nối, chia sẻ với nhau. Khi đó có thể tích hợp toàn bộ thông tin vào thẻ căn cước công dân, quét ra toàn bộ có bao nhiêu nhà, bao nhiêu đất.

Hệ thống tích hợp giữa định danh cá nhân và cơ sở dữ liệu bất động sản, không chỉ xác nhận thủ tục nhanh chóng còn giúp công tác quản lý nhà nước minh bạch, thị trường bất động sản phát triển lành mạnh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 271 thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024 trên địa bàn.

Trong bối cảnh giá đất tăng cao, nguồn cung nhà ở giá rẻ thiếu, nhà ở xã hội đã sử dụng hiện đang được rao bán tăng gấp 2-3 lần so với mức giá khi mở bán.

Tính pháp lý rõ ràng, bàn giao tài sản nhanh, cơ sở hạ tầng được Nhà nước đầu tư đồng bộ là những yếu tố để đất đấu giá thu hút sự quan tâm của nhiều người.

Đây là nội dung được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh tại cuộc họp thảo luận về nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai vừa diễn ra.

Đúng như dự đoán, phần lớn người trúng đấu giá đất tại xã Thanh Cao huyện Thanh Oai (Hà Nội) ngày 10/8 vừa qua đều đã bỏ cọc. Chỉ có 13/68 trường hợp nộp tiền đúng hạn.

Chính phủ đang chỉ đạo các bộ, ngành xây dựng, ban hành thông tư quy định về quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.