Khó khăn khi xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai

Để bình ổn, tiến tới lành mạnh hóa thị trường, trong các Bản tin Nhà đất và đầu tư, chúng tôi đã đề cập tới nhiều giải pháp như: Cần có chế tài xử lý nghiêm hành vi thao túng, lũng đoạn giá trong thị trường BĐS; Truy thu thuế với giới đầu cơ. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, phải sớm xây dựng hệ thống dữ liệu cơ sở đất đai. Bởi đây sẽ là công cụ quan trọng để đẩy nhanh tiến độ các dự án và hơn cả là minh bạch hóa thị trường. Tuy nhiên, công tác này lại đang gặp khó khăn.

Tại xã Đại Thịnh (huyện Mê Linh), ngoài xác minh theo hiện trạng sử dụng đất, công tác quản lý đất đai vẫn đang phải sử dụng hai bản đồ địa chính của hai thời kỳ khác nhau với nhiều thông tin bị sai lệch. Bên cạnh đó, việc số hóa dữ liệu đất đai từ xã đến huyện chưa được thực hiện. Nhiều khâu vẫn phải tra cứu thủ công.

Không chỉ ở huyện Mê Linh, tại Hà Nội và nhiều địa phương trên cả nước, việc xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu đất đai đến nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Nguyên nhân chính là do việc đầu tư nguồn lực còn hạn chế. Bên cạnh đó là những vấn đề chưa thể xử lý như: hồ sơ, tài liệu đất đai được hình thành qua nhiều giai đoạn khác nhau, thông tin dữ liệu không thống nhất; dữ liệu rất lớn, phức tạp, có nhiều thông tin biến động gây khó khăn cho công tác xây dựng cơ sở dữ liệu. Ngoài ra trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai cũng sẽ có cơ sở dữ liệu giá đất. Theo nhiều chuyên gia, thu thập, cập nhật giá đất sát giá thị trường là việc không đơn giản.

Khó khăn khi xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai

Cơ sở dữ liệu số sẽ là công cụ quan trọng trong việc truy thu thuế từ tình trạng nhà hai hợp đồng (hay nhà hai giá) đang diễn ra khá phổ biến hiện nay. Với việc đặt giá sát thị trường với từng khu vực/tỉnh/thành để áp giá, mọi giao dịch đều ở trên sàn và có qui định rõ ràng, các thông tin trên hợp đồng sẽ đảm bảo tính chính xác và có chế tài xử lý vi phạm; việc nộp thuế đúng và đủ sẽ tránh nhiều tiêu cực cũng như hệ lụy.

Theo số liệu từ Cục Đăng ký và dữ liệu thông tin đất đai, tính đến thời điểm hiện tại đã có hơn 43 triệu thửa đất và hơn 22 triệu hồ sơ về đất đai được chuẩn hóa và số hóa thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đưa vào khai thác sử dụng. Nhìn vào những con số này có thể thấy, công cuộc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai còn tương đối dài, khối lượng công việc còn rất lớn, đòi hỏi các địa phương phải thực sự quyết tâm và dành nhiều nguồn lực thực hiện.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Quy định mới về đặt cọc mua nhà đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

UBND thành phố Hải Phòng vừa yêu cầu Sở Xây dựng công khai thông tin cụ thể của từng dự án nhà ở xã hội để người dân có nhu cầu nắm được thông tin.

Tháng 6 năm 2024, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản đã được Quốc hội thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Đáng chú ý, Điều 39 Luật Đấu giá tài sản sửa đổi về tiền đặt trước và xử lý tiền đặt trước có nhiều điểm đáng chú ý.

Sở Xây dựng TP. HCM đã trình UBND thành phố dự thảo đề cương đề án quản lý, hỗ trợ nhà ở riêng lẻ có mục đích cho thuê trọ.

Nhiều địa phương tại Hà Nội đã rà soát quỹ đất đẹp, đầu tư hạ tầng đồng bộ để hấp dẫn các nhà đầu tư, qua đó hướng đến việc đạt mục tiêu thu ngân sách từ đấu giá quyền sử dụng đất.

Gần đây, thị trường bất động sản Việt đã xuất hiện những tên tuổi mới phát triển rất mạnh mẽ khi theo đuổi chiến lược M&A (mua bán và sắp nhập).