Khó tìm nguồn cung nguyên liệu cho ngành thủ công mỹ nghệ
Theo Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược xuất, nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu có từ 6-10 nhóm hàng thủ công mỹ nghệ được xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường nước ngoài. Để hiện thực hóa mục tiêu này, bên cạnh công tác phát triển sản phẩm, xúc tiến thương mại thì việc phát triển vùng nguyên liệu bền vững là một vấn đề mang tính quyết định.
Được mệnh danh là vùng đất trăm nghề, Thủ đô Hà Nội có rất nhiều làng nghề truyền thống. Không chỉ góp phần tạo ra sản phẩm độc đáo mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa, đây cũng là lợi thế để nâng cao đời sống người dân, hoàn thành các mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, hầu hết các làng nghề tại Hà Nội hiện nay đang đứng trước một thách thức chung là chưa thể đảm bảo nguồn cung nguyên liệu.
Ông Vương Đình Thanh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển, Sở Công Thương Hà Nội cho biết: "Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề, đa phần là thủ công mỹ nghệ. Với số lượng lớn như vậy, nhu cầu nguyên liệu đầu vào rất lớn. Chúng ta cũng biết những vùng nguyên liệu cho ngành thủ công mỹ nghệ hiện nay, mặc dù có quy hoạch, nhưng cũng chưa thực sự ổn định về số lượng, chất lượng cũng như thời gian tiến độ giao hàng".
Trong bối cảnh đầu ra của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đang ngày càng rộng mở, thì nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất lại ngày càng bị thu hẹp. Nghệ nhân Nguyễn Văn Trung, Chủ tịch Hội Sản xuất và Kinh doanh mây tre đan xuất khẩu, chia sẻ: "Càng ngày nhu cầu thị trường càng cao, sản xuất đang khó khăn nhất là nguyên liệu và xử lý chế biến nguyên liệu. Những năm gần đây chúng tôi cũng đi tìm nguyên liệu nhưng vẫn khó khăn nhiều. Nơi khai thác được thì chưa có kỹ thuật xử lý".
Các hội chợ và triển lãm là nơi lý tưởng để các nghệ nhân gặp gỡ nhà cung cấp nguyên liệu và tìm kiếm nguồn hàng uy tín.
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng Dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025, trong đó sẽ giảm 2% thuế suất thuế VAT, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%.
Hãng chế tạo xe hơi General Motors (GM) của Mỹ cho biết đã quyết định cắt giảm 1.000 nhân công trong nỗ lực mới nhất nhằm tiết kiệm chi phí.
Indonesia khẳng định sẽ tạo dựng môi trường đầu tư thuận lợi thông qua các chính sách ưu đãi và kế hoạch mở rộng thêm nhiều đặc khu kinh tế để thu hút các nhà đầu tư châu Á - Thái Bình Dương.
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh sớm phục hồi và phát triển kinh tế.
Cả nước hiện còn hơn 80 dự án điện năng lượng tái tạo không được đưa vào khai thác, sử dụng do không đủ điều kiện hưởng biểu giá hỗ trợ, chậm ban hành quy định pháp luật...
Theo Bộ Tài chính, thu ngân sách nhà nước 10 tháng đầu năm 2024 ước đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán, tăng 17,3% so cùng kỳ năm 2023.
0