Khó xử lý thanh thiếu niên vi phạm pháp luật
Chỉ vì một cái nhìn được gọi là “nhìn đểu”, Trần Duy Tiến (sinh năm 2006) cùng các thành viên trong nhóm của mình đã rượt đuổi hai thiếu niên từ cầu Nhật Tân đến sân bay Nội Bài và đánh một người trong số đó bị thương tích. Đáng chú ý, cả hai nhóm thanh niên này đều cầm theo hung khí như kiếm, dao phóng theo mình để “phòng thân”. Coi thường pháp luật, xem nhẹ tính mạng của người khác, nhưng chỉ khi đối diện với cơ quan chức năng, các đối tượng mới hối hận về hành vi của mình.
Mới đây, tại huyện Mỹ Đức, cũng chỉ vì một câu nói thoáng qua, một cậu thanh niên 17 tuổi đã cho rằng người khác ám chỉ mình và nói xấu mình. Trong một phút bốc đồng, cậu thanh niên đã đến trường tìm nạn nhân và thực hiện hành vi bạo lực. Hậu quả khiến nạn nhân bị thương tật một bên mắt và ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
Theo cơ quan chức năng, tình hình tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp. Các hình thức phạm tội ngày càng đa dạng, manh động, nguy hiểm khiến dư luận không khỏi lo lắng. Tuy nhiên, do các đối tượng vi phạm chủ yếu dưới 18 tuổi nên công tác xử lý vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn.
Thiếu tá Hoàng Minh, Phó đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự - Công an huyện Sóc Sơn cho biết: "Các đối tượng đều ở trong lứa tuổi vị thành niên nên không thể áp dụng biện pháp tạm giam. Vì thế nên các đối tượng lại tiếp tục vi phạm pháp luật. Đây là cũng là một khó khăn trong quá trình xử lý vì trong những trường hợp nhất định, không thể áp dụng một số biện pháp ngăn chặn đối tượng".
Cũng theo công an các đơn vị, địa phương, việc phát hiện, xử lý vi phạm trong thanh thiếu niên mới chỉ là giải pháp phần ngọn. Để ngăn chặn tình trạng này, sự đồng hành, quản lý từ gia đình mới là yếu tố quan trọng nhất.
Thời gian qua, để hạn chế tình trạng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, Công an thành phố phối hợp cùng đơn vị liên quan đã triển khai đồng bộ các giải pháp; quá trình phát hiện, xử lý cũng được triển khai nhanh chóng. Tuy nhiên, mỗi gia đình cũng cần phải quan tâm, nghiêm khắc, sát sao hơn để uốn nắn tư tưởng, hành vi của các bạn trẻ ngay từ đầu. Bởi đâu ai ngờ được, chỉ vì một cái "nhìn đểu", một câu nói thoáng qua, các em đã có thể gây nên những tai nạn nghiêm trọng như thế nào.
Điều 36 trong Luật Thủ đô 2024 đã cho phép thành phố Hà Nội được thí điểm thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm có sử dụng ngân sách nhà nước để hỗ trợ thúc đẩy sáng tạo và thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ, tạo điều kiện đột phá để đội ngũ tri thức Thủ đô có thêm nhiều điều kiện phát triển.
Sau một thời gian dài trinh sát, Đội 3 - Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an thành phố Hà Nội phối hợp cùng Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã phát hiện một xưởng chế biến thịt bò, nội tạng động vật, chân gà “bẩn”, hết hạn sử dụng tại hộ kinh doanh Minh Quý thuộc xã Kim Quan huyện Thạch Thất. Qua đó, thu giữ 3,2 tấn thực phẩm vi phạm.
Dip cuối năm, gần Tết Nguyên đán luôn là thời điểm nhu cầu hàng hóa phục vụ sản xuất, tiêu dùng của người dân tăng cao, kéo theo đó là nhiều loại hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc, nhất là thực phẩm trà trộn vào thị trường với nhiều thủ đoạn tinh vi.
Mới đây, 6 đối tượng trong đường dây làm giả giấy khám sức khỏe của nhiều bệnh viện lớn đã bị Công an quận Hà Đông phát hiện, tạm giữ để điều tra hành vi “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”.
Hiện trên mạng xã hội đang lan truyền clip ghi lại hình ảnh một tài xế xe ôm công nghệ bị người đi bộ tấn công bằng vật nhọn. Sự việc xảy ra trên địa bàn phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng. Ngay khi nhận nguồn tin, cơ quan cảnh sát điều tra đang tiến hành xác minh sự việc.
Ngày 7/1, Công an TP.Hồ Chí Minh cho biết đã khởi tố 5 bị can về tội danh "Mua bán người". Đồng thời, cũng mở rộng điều tra các hành vi liên quan như "Cho vay lãi nặng, Xuất nhập cảnh trái phép, Bắt giữ người trái pháp luật".
0