Khoác áo mới cho không gian công cộng
Vườn hoa Cửa Nam - một góc nhỏ giữa lòng Hà Nội - vừa được thổi hồn bởi các họa sĩ trẻ với những thiết kế sáng tạo. Trong câu chuyện hàng ngày của nhiều người trên phố, sự mới mẻ của không gian trước mặt luôn là điều được họ nhắc tới đầy tự hào. Bức tranh "Chợ hoa xuân" được vẽ lại từ bức tranh lụa của cố họa sĩ Lương Xuân Nhị, đối diện với ngôi nhà cổ của họa sĩ tại Cửa Nam.
Cùng với bức "Chợ hoa xuân", các mảng tường còn lại được vẽ tay tái hiện những hình ảnh quảng cáo về áo dài, xe hơi, lốp xe,… cùng những tác phẩm nghệ thuật sắp đặt tạo cho vườn hoa một không gian nghệ thuật tương tác đặc biệt. Mỗi hình ảnh, mỗi hiện vật là một câu chuyện được kể cho người xem về những lát cắt trong cuộc sống của người Hà Nội của thế kỷ trước.
Mô hình các phụ nữ mặc áo dài tứ thân, áo dài ngũ thân là những mô hình sắp đặt bằng chất liệu inox gương, cụm tác phẩm này gợi lại hình bóng những người phụ nữ Hà Nội xưa khi xuất hiện trên đường phố, mang lại nguồn sinh khí và năng lượng cho thành phố. Sự mới mẻ của không gian đã tạo thêm nguồn cảm hứng cho những người dân và du khách tham quan.
Mỗi một không gian công cộng mà nhóm các họa sĩ thực hiện đều gắn với cuộc sống của người dân tại khu vực đó. Sự sáng tạo mỹ thuật dựa trên yếu tố thực tế cuộc sống đã khiến các không gian mang sắc màu đa dạng hơn. Một lối đi nhỏ lên ga Long Biên sát bên phố Gầm Cầu hiện không chỉ là lối đi mà còn là một trong những địa điểm được du khách tìm đến.
Bên cạnh vẻ cũ kỹ của một lối đi là những hình vẽ, đồ trang trí được làm mới nhưng vẫn được kết hợp hài hòa với nhau, bổ khuyết cho nhau để người xem thấy rõ một không gian của ga tàu, của cuộc sống đô thị. Những không gian công cộng như vườn hoa Cửa Nam và ga Long Biên đã chứng minh rằng nghệ thuật có thể làm thay đổi cuộc sống. Đây chính là nguồn cảm hứng để xây dựng một Hà Nội hiện đại, sáng tạo nhưng vẫn đậm đà bản sắc.
Diễn ra trong ba ngày cuối tuần qua, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội đã thu hút hàng ngàn du khách tham quan và trải nghiệm.
Thời bao cấp đi đã qua hơn 40 năm nhưng với nhiều người, những hình ảnh về dòng người chen chúc xếp hàng chờ mua thực phẩm với tờ tem phiếu trên tay thật khó quên. Trong những năm tháng ấy, cơm độn - một món ăn giản dị nhưng chứa đựng biết bao cảm xúc và kỷ niệm của người Hà Nội xưa - luôn khiến ta bồi hồi nhớ về những năm tháng khó khăn nhưng cũng đầy tình thương yêu.
Là một trong những nhà thiết kế theo đuổi con đường nhung, lụa thêu tay, nhà thiết kế Nguyễn Thơ Thơ đã dành nhiều tâm huyết để đưa chất liệu nhung, lụa Việt Nam lên một nấc thang mới. Hành trình ghi dấu phong cách riêng của mình trong làng thời trang Việt của cô gái trẻ là cả một sự nỗ lực để hồi sinh, đưa những sản phẩm nhung lụa thêu tay truyền thống đến gần với đời sống đương đại.
Jack Soloman, một người Anh mang trong mình nửa dòng máu Việt Nam, đã kể lại câu chuyện của mình như một minh chứng cho xu hướng ngày càng nhiều người ngoại quốc đến Hà Nội và chọn nơi đây làm nơi gắn bó lâu dài.
Ngôi làng Tri Trung vốn là nơi nổi tiếng với những buổi biểu diễn chèo, đặc biệt hơn, các diễn viên chính đều là những người dân trong làng. Dù bận rộn với công việc hàng ngày, người dân trong làng vẫn đam mê những làn điệu chèo, coi đó như một phần không thể thiếu trong cuộc sống yên bình của họ.
Mặt trời đã ngủ, nhưng thành phố thì vẫn thức. Khi ánh đèn thay thế ánh mặt trời, cũng là lúc cuộc sống ở Hà Nội bước vào một nhịp điệu khác, với đa dạng lựa chọn sống của những người dân đô thị. Tất cả đều góp phần tạo nên nhịp điệu không ngừng nghỉ của một thủ đô đầy sức sống.
0