Khoảng trống ở làng xuất khẩu lao động

Từng là xã nghèo thuần nông của huyện Ba Vì, cuộc sống người dân nhiều khó khăn, những năm gần đây, bộ mặt làng quê, đời sống người dân xã Châu Sơn (huyện Ba Vì) đã đổi thay mạnh mẽ nhờ xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, lao động xuất khẩu cũng để lại những khoảng trống trong nhịp sống ở làng quê Châu Sơn.

Xã Châu Sơn gồm có 2 thôn: Hoắc Châu và Hạc Sơn, với 4.964 nhân khẩu. Trước đây, thu nhập của người dân chủ yếu trông chờ vào hai vụ lúa và một vụ màu, bởi vậy mà dù chịu thương, chịu khó đến mấy, cuộc sống của người dân vẫn đói nghèo. Nhưng, kể từ năm 1994 đến nay, mọi thứ đã thực sự thay đổi từ khi người dân trong xã có phong trào đi xuất khẩu lao động. Hiện toàn xã có khoảng hơn 300 nhân khẩu trong độ tuổi đang lao động ở các nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia…

Xuất khẩu lao động đã mang lại nguồn thu nhập cao, cải thiện cuộc sống cho nhiều gia đình, tạo nguồn đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi của xã, thôn và làm cho diện mạo xã Châu Sơn khởi sắc từng ngày.

Bộ mặt làng quê, đời sống người dân xã Châu Sơn (huyện Ba Vì) đã đổi thay mạnh mẽ nhờ xuất khẩu lao động

Tuy nhiên, lao động xuất khẩu cũng để lại những khoảng trống trong nhịp sống ở làng quê Châu Sơn.

Gia đình ông Nguyễn Thái Bình (xã Châu Sơn) hiện có hai con trai đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan (Trung Quốc). Nhờ nguồn thu nhập từ xuất khẩu lao động của hai con, gia đình ông cũng đã xây dựng được nhà cửa khang trang với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt. Gần chục năm nay, hai vợ chồng ông Bình thay các con đảm trách việc chăm sóc, dạy bảo các cháu nội để cho các bố mẹ chúng yên tâm lao động ở nước ngoài.

Hai vợ chồng ông Bình gần chục năm nay đảm trách việc chăm sóc, dạy bảo các cháu nội thay cho bố mẹ các cháu.

Chồng đi xuất khẩu lao động, chị Lê Thị Thơm một mình thay chồng cáng đáng mọi việc trong gia đình và chăm sóc 3 con. Các con còn nhỏ, nên ngoài thời gian làm việc đồng áng và làm nghề may, một mình chị phải làm tất cả mọi việc nặng nhọc trong gia đình. Chị tâm sự, thiếu vắng người đàn ông, trụ cột trong gia đình, nhiều lúc cũng tủi thân, nhưng chị tự nhủ phải cố gắng để tương lai có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Chồng đi xuất khẩu lao động, chị Lê Thị Thơm ở nhà một mình thay chồng cáng đáng mọi việc trong gia đình.

Trái với gia đình chị Thơm, gia đình anh Lê Biên Cương (xã Châu Sơn) có vợ đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan từ năm 2014, khi con út mới được 3 tuổi. Ở nhà, ngoài công việc làm thợ xây, anh Cương còn phải đóng vai một người nội trợ trong gia đình thay cho vợ chăm sóc, lo lắng cái ăn cái mặc, học hành, sách vở cho hai đứa con.

Anh Cương tâm sự: “Hằng ngày mình phải làm tất mọi công việc gia đình từ dậy sớm, chuẩn bị ăn sáng cho hai cháu, đôn đốc việc học tập, đi làm, đi chợ mua thức ăn... Thế mới biết vai trò của người phụ nữ trong gia đình vô cùng to lớn".

Ngoài công việc làm thợ xây, anh Cương còn phải đóng vai một người nội trợ trong gia đình thay cho vợ

Đi làm việc ở nước ngoài theo chương trình xuất khẩu lao động đối với người dân Châu Sơn là một trong những con đường làm giàu của nhiều gia đình. Vì tương lai, nhiều gia đình đã chấp nhận sự xa cách, thiếu vắng hơi ấm tình thân chỉ với mong muốn có cuộc sống đủ đầy, sung túc hơn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bảo tàng Sinh học, Đại học Tổng hợp (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) được thành lập năm 1926. Đây là Bảo tàng Sinh học đầu tiên của Đông Dương. Trong dịp Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, lần đầu tiên, Bảo tàng đặc biệt này mở cửa cho người dân tham quan.

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.

Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính là một trong những nơi lưu giữ mảnh ghép quá khứ không thể thiếu của người dân nước Việt và nhờ những mảnh ghép ấy mà chúng ta có được ngày hôm nay.

Chụp ảnh đường phố Hà Nội là cách để những người vừa có đam mê với nghệ thuật nhiếp ảnh, vừa có tình cảm với mảnh đất Thủ đô ghi lại những khoảng khắc đời thường nhất của cuộc sống hàng ngày.

Không cần phải đợi đến Tết, món bánh chưng rán mâm mang hương vị tuổi thơ của nhiều người giờ đây có thể được thưởng thức mọi lúc, nhưng ngon nhất là trong thời tiết se lạnh của Hà Nội dịp này.