Khơi dậy niềm yêu thích lịch sử bằng trải nghiệm thực tế
Các chương trình giáo dục học sinh thông qua hành trình thực tế là phương pháp hiệu quả giúp các em học hỏi, khám phá và thấm nhuần tinh hoa cha ông ta để lại.
Cuộc thi về tìm hiểu kiến thức lịch sử xung quanh chiến thắng ngày 30/4/1975 hay mô hình về các địa danh lịch sử do chính tay các em học sinh tự xây dựng là cách làm thú vị giúp học sinh trở nên hào hứng hơn với môn học lịch sử.
Em Nguyễn Phạm Hiền Minh - học sinh lớp 9, Trường Wellspring Hanoi chia sẻ: "Chúng em có mô hình về đường Trường Sơn, địa đạo Củ Chi. Các bạn đã cùng nhau lên ý tưởng bản vẽ trước và sau đó sử dụng những dụng cụ được các thầy cô cung cấp. Thông qua việc làm mô hình, các bạn sẽ có cơ hội hiểu hơn về lịch sử và những dấu mốc quan trọng".
Còn với các em học sinh của trường PTDT Nội trú Hà Nội, việc được tự mình khám giá, nghiên cứu về hành trình lịch sử của đất nước đã giúp các em có thành tích nổi bật trong các kỳ thi cấp thành phố.
Môn lịch sử trước đây thường được coi là môn học khó nhớ với đại đa số học sinh. Thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử, nhiều thầy, cô giáo đã nghiên cứu và tìm tòi, tạo những bước chuyển biến mới tích cực trong phương pháp dạy học của môn này.
Ông Nguyễn Vĩnh Sơn - Tổng Hiệu trưởng Trường Wellspring Hanoi cho biết: "Chúng tôi luôn mong mỏi rằng, làm thế nào để các con hiểu được giá trị của lịch sử, đạo đức một cách chân thực nhất, trung thực nhất và gắn liền với cuộc sống thực tế nhất. Do đó bất cứ điều gì đổi mới sáng tạo giúp các con hiểu được những giá trị đó một cách sâu sắc nhất thì chúng tôi sẽ thực hiện".
Muốn yêu lịch sử, phải có người “thổi lửa”. Bên cạnh vai trò của thầy, cô trong việc định hướng, dẫn dắt học sinh yêu thích bộ môn lịch sử, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, nhà trường cần là cầu nối để giúp các em có thêm nhiều trải nghiệm với việc học sử.
Việc đổi mới tư duy sáng tạo và phương pháp dạy học truyền cảm hứng của các thầy, cô sẽ là điều quyết định để môn học này thực hiện được sứ mệnh quan trọng của nó - giáo dục lòng yêu nước cho các thế hệ học sinh.


304 học sinh Trường Liên cấp Việt - Úc Hà Nội đã cùng nhau tạo nên hình ảnh bản đồ và lá cờ Tổ quốc bằng nón lá đầy ấn tượng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội xác minh thông tin và xử lý nghiêm vi phạm (nếu có) liên quan đến việc dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố.
Chuỗi hoạt động hưởng ứng Ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam, Ngày sách và bản quyền thế giới năm 2025 tại Thư viện quốc gia mang đến nhiều không gian trải nghiệm cho bạn đọc mọi lứa tuổi, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Ở nơi đầu sóng ngọn gió - quần đảo Trường Sa, những người thầy lặng lẽ ‘gieo mầm chữ’, mang ánh sáng tri thức đến với những tâm hồn trẻ thơ nơi đảo xa. Mỗi trang sách ở nơi ấy như cánh buồm chở theo ước mơ, nâng bước các em đến gần hơn với chân trời tri thức.
“Ứng dụng AI trong học tập và nghiên cứu” là chủ đề của buổi workshop vừa được Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tổ chức, nhằm trao đổi về cơ hội và thách thức khi ứng dụng công nghệ tiên tiến hỗ trợ học tập và nghiên cứu.
100% thí sinh cả nước năm 2025 sẽ đăng ký thi tốt nghiệp trung học phổ thông theo hình thức trực tuyến trên hệ thống quản lý thi của của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thời gian đăng ký từ ngày 21-28/4, sớm hơn so với mọi năm.
0