Khôi phục sen Bách Diệp hồ Tây

Trong khuôn khổ dự án khôi phục và bảo tồn, phát triển sen Bách Diệp hồ Tây đang được UBND quận Tây Hồ triển khai từ giữa tháng 2 đến tháng 11. Hiện, những cây sen đầu tiên bắt đầu được đem ra trồng tại một số hồ nhỏ xung quanh. Với việc các hộ dân được hỗ trợ giống sen và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, xử lý nguồn sâu bệnh, dự án được kỳ vọng sẽ thành công, đạt được mục tiêu xây dựng mô hình mẫu sản xuất sen chất lượng cao, gắn với phát triển du lịch sinh thái tại quận Tây Hồ.

Hiện, quanh hồ Tây có 18 hồ nhỏ với khoảng trên 20 ha diện tích mặt nước có thể trồng sen. Trong đó, năm 2024, Đầu Đồng và Thủy Sứ trên là hai hồ rộng 7,5 ha, nằm trong chương trình thí điểm bảo tồn sen Bách Diệp của quận Tây Hồ.

Ba ngày qua, hơn 2.000 cây sen Bách Diệp đầu tiên bắt đầu được đem về trồng tại hồ Đầu Đồng rộng khoảng 3,7ha. Mỗi cây được trồng cách nhau khoảng 2m.

Tại hồ Thủy Sứ, sau thời gian hút cạn nước, rắc vôi và phơi khô đất, chủ đầm cũng đã trồng thử nghiệm sen tại một số vị trí và chậu. Kết quả cho thấy 90% mầm sen sinh trưởng tốt, giữa tháng này, có thể trồng đại trà phủ kín hồ khoảng 8.000 đến 10.000 gốc sen.

Giữa tháng này, có thể trồng đại trà phủ kín hồ khoảng 8000 đến 10.000 gốc sen tại hồ Thủy Sứ trên.

Những năm gần đây, giống sen này đang dần bị thoái hóa. Một số hồ khi trồng, cây chỉ ra lá, ít ra hoa. Ngoài nguyên nhân nguồn nước bị ô nhiễm, còn do sen thường bị thối nhân và thối ngó. Lần này, các chuyên gia của Viện Nghiên cứu rau quả - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra giải pháp phục tráng để bảo tồn giống sen quý.

Sen hồ Tây, còn gọi là sen Bách Diệp, có đặc điểm dễ nhận biết với cánh hoa kép, màu hồng thắm, hương thơm lâu, gạo sen to và căng mọng. Đây là loại sen đặc biệt, không nơi nào có được và đã được công nhận sở hữu trí tuệ. Trà sen hồ Tây cũng được coi là tinh hoa của trà Việt và ngày càng có giá trị kinh tế cao. Nhằm quảng bá sen Bách Diệp, quận Tây Hồ đang tích cực chuẩn bị để tổ chức lễ hội hoa sen vào tháng 7 tới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng nay (21/11), Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Bằng việc ưu tiên thúc đẩy công nghệ xanh và chuyển đổi số, Hà Nội đang trên đà khẳng định mình là trung tâm phát triển kinh tế và văn hóa năng động, ứng dụng công nghệ số để xây dựng Thủ đô trở thành thành phố thông minh với tầm nhìn dài hạn về sự phát triển bền vững, thân thiện với môi trường.

Với việc huy động tổng lực và đồng bộ các giải pháp tập trung xây dựng nông thôn mới (NTM), trong đó ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho ngành giáo dục, đến thời điển này, huyện Sóc Sơn đã có 20 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu.

Tình trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam đang là một vấn đề nhức nhối, đặc biệt tại các thành phố lớn như Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt mới đây được đánh giá là giải pháp mang tính bền vững, lâu dài.

Ngay trong ngày đầu công bố Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của UBND thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố - Trưởng Ban chỉ đạo cùng các thành viên đã nghe báo cáo về tình hình triển khai, các tồn tại, vướng mắc đối với Dự án đầu tư xây dựng công viên hồ Phùng Khoang.

Trong 2 ngày 19 - 20/11, Hội Luật gia TP Hà Nội tổ chức Đại hội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 nhằm kiểm điểm, đánh giá kết quả đạt được trong nhiệm kỳ qua và đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2024-2029.