Không áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng, điều hòa
Tiếp tục chương trình Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, sáng 26/3, các đại biểu thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Chưa đồng tình với quan điểm đưa mặt hàng điều hòa nhiệt độ là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, đại biểu Hoàng Văn Cường, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội cho rằng, đây là sản phẩm tiêu dùng phổ biến và không thể thay thế.
“Điều hòa nhiệt độ là sản phẩm tiêu dùng phổ biến và không có cái gì thay thế, đánh thuế cao thì vẫn phải dùng, có hạn chế đối tượng nào đó thì vẫn không thay đổi hành vi”, đại biểu Hoàng Văn Cường phân tích và đề nghị bỏ mặt hàng này khỏi đối tượng chịu thuế.
Cùng quan điểm này, đại biểu Nguyễn Trường Giang, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội phân tích: xăng là mặt hàng thiết yếu và không thể hạn chế sử dụng. Hơn nữa, xăng vừa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, vừa chịu thuế bảo vệ môi trường.
“Nếu chúng ta xác định việc sử dụng xăng gây ảnh hưởng đến môi trường thì có thể tăng thuế bảo vệ môi trường. Còn đối với thuế tiêu thụ đặc biệt thì không đánh thuế đối với xăng. Tương tự như vậy, đối với mặt hàng điều hòa nhiệt độ dưới 90.000 BTU chúng ta cũng không nên đánh thuế vì đây là mặt hàng rất là thiết yếu", đại biểu Nguyễn Trường Giang, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội kiến nghị.
Giải trình về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn nhấn mạnh, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm điều tiết, điều chỉnh, thay đổi hành vi tiêu dùng. Với mặt hàng điều hòa nhiệt độ, trước đây đặt vấn đề là mặt hàng xa xỉ, nhưng nay đã là phổ thông các gia đình sử dụng, nên ban soạn thảo sẽ cùng với các cơ quan liên quan rà soát để có phương án phù hợp.
Đối với mặt hàng xăng, Thứ trưởng Cao Anh Tuấn cho biết, nhiều quốc gia trên thế giới cũng đưa mặt hàng này thuộc diện thuế tiêu thụ đặc biệt.


Dự thảo nghị quyết của HĐND thành phố Hà Nội quy định áp dụng mức tiền phạt gấp hai lần tiền phạt đối với gần 100 hành vi vi phạm lĩnh vực bảo vệ môi trường và đất đai.
Chỉ cần vài lời quảng cáo có cánh trên mạng xã hội, nhiều người tiêu dùng sẵn sàng bỏ tiền mua mỹ phẩm mà không kiểm tra nguồn gốc, chất lượng sản phẩm. Hệ lụy về sức khỏe có thể xảy ra bất cứ lúc nào, từ những quyết định mua hàng thiếu kiểm chứng.
Thành phố Hà Nội phải bắt tay ngay vào việc sắp xếp bộ máy, tránh tình trạng chạy chức, chạy quyền khi sắp xếp bộ máy tại 126 đơn vị hành chính cơ sở.
Sau thời gian chỉnh lý, phục hồi nguyên trạng, sáng 28/4, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội khai trương, mở cửa trở lại Di tích lịch sử Nhà và hầm D67 và triển lãm “Con đường thống nhất".
Chương trình cầu truyền hình "Vang mãi khúc khải hoàn" tối ngày 27/4 đã lan tỏa ý nghĩa lớn lao của Đại thắng Mùa xuân năm 1975. Chương trình diễn ra tại ba điểm cầu: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Trị.
Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru tại Phủ Chủ tịch vào trưa 28/4.
0