Không để dịch bệnh bùng phát dịp nghỉ lễ, mùa du lịch

Trước tình hình bệnh truyền nhiễm trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, một số bệnh như sởi, ho gà... được ghi nhận gia tăng tại nhiều quốc gia trên thế giới, Bộ Y tế có Công văn số 2197 yêu cầu chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố triển khai hiệu quả các hoạt động phòng, chống dịch bệnh và công tác tiêm chủng mở rộng.

Để chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh, nhất là trong dịp nghỉ lễ 30/4 và cao điểm du lịch hè 2024 sắp tới, Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố, các sở y tế triển khai hiệu quả các hoạt động phòng, chống dịch bệnh và công tác tiêm chủng mở rộng; chú trọng giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh để kịp thời phát hiện, xử lý sớm các ca bệnh;  xây dựng, triển khai phương án cụ thể sẵn sàng với các tình huống; không để bùng phát hoặc phát sinh mới các ổ dịch, nhất là các bệnh truyền nhiễm có số mắc, tử vong cao như bệnh dại, sốt xuất huyết, tay chân miệng, bệnh được dự phòng bằng vaccine như sởi, ho gà, bạch hầu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong tuần trước, số ca mắc ho gà, tay chân miệng tại Thủ đô giảm mạnh.

Đại diện Bộ Y tế cho biết người dân đã từng tiêm vaccine Covid-19 của hãng dược AstraZeneca cách đây 2-3 năm không nên hoang mang, lo lắng, bởi vaccine chỉ có tác dụng trong vòng 1 năm.

Nhằm tăng cường công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế, và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai hiệu quả kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế tỉnh Đồng Nai sớm điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ ngộ độc xảy ra tại cơ sở bánh mì trên địa bàn phường Xuân Bình, thành phố Long Khánh, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân và công khai kết quả để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng.

Trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ, ngành Y tế Thủ đô đã ứng trực khám chữa bệnh tại các trạm y tế, phòng khám đa khoa, trung tâm y tế và các bệnh viện với đầy đủ cơ số thuốc và trang thiết bị y tế.

Những tuần gần đây, dịch tay chân miệng tại Hà Nội đang có dấu hiệu ngày càng gia tăng. Cộng dồn từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã có gần 800 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng gấp 1,8 lần so với cùng kỳ năm ngoái; tổng số đã có 18 ổ dịch tay chân miệng.