Không để tử vong vì bệnh dại tại Hà Nội

Tại Hà Nội, hai năm qua, mỗi năm, có khoảng từ 10 đến 20 nghìn người bị chó cắn, trong đó gần 15% là chó nghi dại. Được tiêm phòng dại kịp thời nên tất cả các nạn nhân bị chó dại cắn hiện sức khỏe đều bình thường. Đến nay, Hà Nội chưa ghi nhận trường hợp nào tử vong vì bệnh dại.

Theo Bộ Y tế, bệnh dại đang có xu hướng gia tăng đột biến. Từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận 24 ca tử vong tại 17 tỉnh, tăng gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm 2023. Đặc biệt, các ca bệnh gần đây có thời gian ủ bệnh ngắn, từ 10 - 15 ngày, trong đó nhiều trường hợp là trẻ em dưới 5 tuổi, bị chó, mèo cắn ở vùng đầu, mặt, gây thương tích nặng ở khu vực gần thần kinh trung ương.

Theo số liệu thống kê tại Hà Nội, hai năm qua, mỗi năm có khoảng từ 10 đến 20 nghìn người bị chó cắn, trong đó gần 15% là chó nghi dại. Đáng lưu ý năm 2023, huyện Mê Linh đã ghi nhận hai ổ dịch chó dại cắn ở xã Mễ Linh và xã Tráng Việt. Tháng 1/2024, huyện Sóc Sơn lại ghi nhận hai ổ dịch chó dại xã Minh Trí và xã Hồng Kỳ. Vì được tiêm phòng dại kịp thời nên tất cả các trường hợp bị chó dại cắn sức khỏe đều bình thường. Đến nay, Hà Nội chưa ghi nhận trường hợp nào tử vong vì bệnh dại.

Theo số liệu thống kê tại Hà Nội, hai năm qua, mỗi năm có khoảng từ 10 đến 20 nghìn người bị chó cắn

Mới đây, một hình ảnh kinh hoàng vừa được người dân ghi lại khi một con chó hoang dại đã cắn hai trẻ nhỏ và một người lớn ở xã Tráng Việt, huyện Mê Linh. Sau khi cắn người, con chó này lại cắn tiếp đàn chó ở địa phương và bị người dân đập chết ngay sau đó.

Bé gái 4 tuổi chơi ngoài đường bị chó dại cắn vào mặt và chân đã được tiêm phòng dại và điều trị tại Bệnh viện Nhiệt Đới Trung ương. Đến nay, sức khỏe của bé đã ổn định và khuôn mặt trở lại bình thường.

Chị Nguyễn Thị Nhật Lệ (xã Tráng Việt, huyện Mê Linh) cho biết: "Qua đây, gia đình chúng tôi cũng ý thức được hơn về việc quan tâm đến trẻ nhỏ, không cho chơi chạy ngoài đường và cũng mong muốn người dân nuôi chó cần rọ mõm và tiêm phòng cho chó, mèo."

                                       Nhờ được tiêm phòng và điều trị kịp thời, sức khoẻ của bé gái đã dần ổn định

Cả hai trẻ nhỏ và một người lớn ở xã Tráng Việt, huyện Mê Linh đều bị chó dại cắn nhưng nhờ được tiêm phòng dại và điều trị kịp thời nên sức khỏe đã ổn định.

Ông Đàm Văn Thìn, Phó Chủ tịch UBND xã Tráng Việt, huyện Mê Linh cho biết: "Trước tình hình diễn biến dịch bệnh dại hiện nay, địa phương đã tuyên truyền, yêu cầu nhân dân tiêm phòng cho chó mèo 100% và ký cam kết không thả chó rông ngoài đường."

Để giảm trường hợp tử vong vì bệnh dại, hàng năm, các địa phương cần đẩy mạnh công tác tiêm phòng vaccine dại cho chó mèo, quản lý đàn chó mèo nuôi. Các chuyên gia y tế khuyến cáo: tiêm vaccine phòng dại sau khi bị chó dại cắn cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Tiêm trong vòng 6 giờ được xem là tiêm phòng sớm còn tiêm sau 6 giờ được gọi là tiêm phòng muộn. Hà Nội cần chủ động phòng chống bệnh dại, không để tử vong vì bệnh dại do chó, mèo cắn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trước nguy cơ dịch bệnh sởi diễn biến phức tạp, Hà Nội đã triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng chống dịch sởi năm 2024. Hàng nghìn trẻ từ 1-5 tuổi đã được cha mẹ đưa đến các điểm tiêm chủng.

Điều trị các dị tật bẩm sinh là một thách thức lớn, đặc biệt khi nhiều trẻ em đến bệnh viện trong tình trạng dị tật đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và cuộc sống của các em. Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội, vừa tiếp nhận nhiều trẻ mắc dị tật bàn tay bẩm sinh trong tình trạng như vậy.

Ở Việt Nam, tình trạng sức khỏe bà mẹ và trẻ em tuy đã được cải thiện nhưng tai biến sản khoa vẫn còn có sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng, miền. Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị sản phụ khoa Việt Pháp lần thứ 24, diễn ra trong hai ngày 14 và 15/10 tại Hà Nội.

Từ tháng 5/2024 đến nay, số lượng ca hiến tạng từ người chết não tăng gấp 3 lần, các ca ghép tạng trong đó có ghép hiến giác mạc tăng 10% so với thời điểm trước.

Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, thời gian gần đây, bệnh viện tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân nguy kịch vì chữa viêm gan B bằng thuốc nam.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng (Hà Nội) Đào Thị Hồng, UBND huyện đã có công văn gửi Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) và các cơ quan thông tấn báo chí, khẳng định trên địa bàn huyện không xảy ra trường hợp học sinh bị ngộ độc thực phẩm do sử dụng sản phẩm sữa tươi và sữa chua.