Không dùng ngữ liệu trong SGK để kiểm tra Ngữ văn

Bộ Giáo dục & Đào tạo vừa ra công văn hướng dẫn việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2024-2025, trong đó, lưu ý một số vấn đề cụ thể đối với việc kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn.

Các trường THCS và THPT cần tránh sử dụng những văn bản, đoạn trích đã được học trong sách giáo khoa để làm ngữ liệu kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu và viết trong các đề kiểm tra định kỳ. Yêu cầu này được đưa ra nhằm khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn.

Ngoài ra, việc đánh giá cần phải thực hiện theo đúng quy định, không vượt quá yêu cầu cần đạt của chương trình, tăng cường việc kiểm tra, đánh giá định kỳ thông qua bài thực hành, dự án học tập.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hoàn lưu bão số 3 đã gây ảnh hưởng lớn đến ngành giáo dục, trong đó có 65 trường bị ngập lụt và sạt lở với tổng thiệt hại lên tới 57 tỷ đồng. Sau bão, với sự giúp sức của cả hệ thống chính trị, đến nay chỉ còn 5 trường và một điểm trường chưa thể cho học sinh đi học.

Tính đến hết ngày 17/9, toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp trở lại, giảm 2 trường so với ngày 16/9.

Bộ GD&ĐT vừa có văn bản gửi các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm về việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ đối với sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3.

Việc trang bị kỹ năng quản lý cảm xúc, quản trị bản thân là rất quan trọng, giúp học sinh duy trì sự cân bằng tinh thần và sức khỏe tâm lý để phát triển toàn diện.

Bộ Giáo dục & Đào tạo cho biết, hiện có 17 trường học thuộc tỉnh Lào Cai và Yên Bái không thể khôi phục, 99 trường chưa thể đón học sinh trở lại sau bão lũ.

Dù thiệt hại nặng nề do bão, lũ nhưng nhiều trường ở Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên,... đang nỗ lực vượt qua mất mát, khó khăn để đón học sinh trở lại trường từ hôm nay 16/9.