Không gian văn hóa thú vị tại ngôi nhà di sản
Ngôi nhà di sản 87 mã mây được du khách trong và ngoài nước biết đến và yêu thích là bởi vẫn giữ được những kiến trúc cổ kính. Những mái ngói nhuốm màu thời gian, những mảng tường rêu phong đi cùng năm tháng..., những điều đó đã tạo nên sự khác biệt của ngôi nhà di sản giữa lòng thủ đô hiện đại.
Chị Valentina, du khách Tây Ban Nha chia sẻ: "Tôi thực sự bất ngờ khi đến đây. Kiến trúc bên trong ngôi nhà được sắp xếp gọn gàng, có cả một giếng trời ở giữa để ánh nắng chiếu xuống, tạo cảm giác dễ chịu. Đây là một địa điểm tuyệt vời để khám phá văn hóa truyền thống của Hà Nội".
Còn chị Zhang Li, du khách Singapore cho hay: "Tôi rất thích tìm hiểu văn hóa truyền thống thông qua kiến trúc nhà cổ ở các quốc gia mà tôi đến du lịch. Khi tới đây, tôi không chỉ tham quan những kỷ vật cũ mà còn được thưởng thức trà trong không gian nhà cổ. Đây là một trải nghiệm thú vị mà tôi sẽ không bao giờ quên".
Và mới đây chuyện “Phố Hàng” - sân khấu thực cảnh trong ngôi nhà di sản đã khai thác tối đa bối cảnh. Trong không gian chật hẹp, các nghệ sĩ đã tái hiện lại các hoạt động thường nhật, nếp sống, cách sinh hoạt của người Hà Nội xưa đến đông đảo du khách tham quan.
Đến với 87 Mã Mây, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc cổ kính, mà còn được tham gia vào các hoạt động văn hóa phong phú. Từ những buổi triển lãm nghệ thuật, các lớp học truyền thống cho đến các buổi biểu diễn âm nhạc dân gian, ngôi nhà di sản 87 Mã Mây hứa hẹn sẽ trở thành một địa điểm tham quan không thể bỏ qua của du khách khi đến với Hà Nội.
Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.
Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.
Làng cổ Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, vẫn còn lưu giữ được những truyền thống và nét dấu xưa đặc trưng của người Hà Nội.
Nghề giày da ra đời không chỉ là để đáp ứng nhu cầu thiết thực, mà còn mang đậm dấu ấn của từng nền văn hóa. Từ những chiếc dép lá đơn sơ của người Việt, đến những đôi giày da tinh xảo của người Ý, mỗi đôi giày đều là một câu chuyện lịch sử.
Làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề lụa nổi tiếng với hơn 1000 năm tuổi, lưu giữ tinh hoa văn hóa qua từng sợi tơ, là biểu tượng của sự khéo léo, sáng tạo và tình yêu bất tận với nghề truyền thống.
Chùa Vạn Niên, ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi nằm yên bình bên bờ hồ Tây đang là một điểm đến hấp dẫn tại Hà Nội.
0