Không gian văn hoá trong lòng khu dân cư
Khác với không gian ẩm thấp, có phần ô nhiễm trước đây, hiện tại khu vực này thuộc tổ dân phố 3C, phường Liệu Giai, quận Ba Đình, đã khoác lên mình một diện mạo hoàn toàn mới. Một khuôn viên vui chơi được xây dựng lại khang trang, sạch đẹp, đầu tư các thiết bị tập thể dục, trang trí đẹp mắt khiến người dân nơi đây vô cùng vui mừng, phấn khởi.
Chị Bùi Kim Dung, phường Liễu Giai, Ba Đình chia sẻ: "Thành giếng được xây lại từ năm 1994 và sau đó họ lấp thành một sân chơi nhưng vẫn xấu và ẩm thấp. Mới đây quận Ba Đình đầu tư làm lại sạch đẹp thì chúng tôi và các cháu đã có chỗ vui chơi..."
Anh Trần Viết Dến, phường Liễu Giai, quận Ba Đình chia sẻ: "Từ khi xây dựng lại khu này đẹp lên rất nhiều, tiện ích lớn, đặc biệt với người dân có chỗ vui chơi và tập thể dục."
Không chỉ người lớn tuổi, đây còn là địa điểm để các em nhỏ có thể vui chơi giải trí. Với các em đây là một điều vô cùng tuyệt vời bởi đã có thêm một không gian sinh hoạt công cộng ngay gần nơi mình sinh sống.
Em Hoàng Bảo Anh, phường Liễu Giai, quận Ba Đình: Con cảm thấy chỗ này đẹp và khác xưa rất nhiều, con rất thich chỗ vui chơi này."
Có thể thấy sau khi mô hình sân chơi công cộng tại phường Văn Cao, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội được xây dựng nên đã khiến người dân cảm thấy vô cùng hứng khởi. Họ cũng mong muốn tại thành phố Hà Nội sẽ có thêm nhiều điểm vui chơi ở mỗi địa phương, điều đó góp phần nâng cao tiện ích đời sống của người dân đồng thời xây dựng hình ảnh Thủ đô văn minh, sạch đẹp.
Trong Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV chính là làm sao để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh cho sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong thời kỳ mới.
Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cho biết, từ ngày 1 đến 30/11, đơn vị sẽ tổ chức các hoạt động với chủ đề "Về miền di sản tinh hoa và bản sắc" nhằm giới thiệu các hoạt động dân ca, dân vũ, ẩm thực, phong tục tập quán của đồng bào với du khách.
Nội dung số liên quan đến lịch sử đang được thế hệ trẻ khai thác rất tốt trên mạng xã hội thời gian qua. Góc nhìn trẻ trung đến từ đội ngũ tác giả, chủ yếu là học sinh - sinh viên, đã mở ra một hướng đi mới đầy hứa hẹn, hiện đại và thú vị hơn trong việc tiếp cận lịch sử.
Sáng 1/11, Hội Nhà báo Việt Nam, Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Tọa đàm và trưng bày chuyên đề “Nhà báo, nhà ngoại giao Lý Văn Sáu: Một tấm lòng son sắt”, kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà báo Lý Văn Sáu (5/11/1924 - 5/11/2024).
Từ tháng 11, cả nước diễn ra nhiều lễ hội văn hoá, du lịch độc đáo, đặc sắc, hứa hẹn sẽ thu hút nhiều khách du lịch dịp cuối năm
Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phối hợp với HIUP Việt Nam đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Con của mẹ lớn khôn” 2024.
0