Không trục lợi chính sách khi thi hành sớm 4 luật

Thảo luận tại tổ, các đại biểu Quốc hội đồng tình thi hành sớm 4 luật, nhưng cần đảm bảo, tránh trục lợi chính sách.

Chính phủ đề xuất cho phép 3 luật liên quan thị trường bất động sản là Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản và 2 điều Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ 1/8, sớm 5 tháng so với quyết nghị của Quốc hội tại kỳ họp hồi tháng 1.

Thảo luận tại tổ về nội dung này, sáng nay 20/6, nhiều đại biểu đề nghị cân nhắc kỹ lưỡng về thời hạn thi hành sớm 4 luật.

Khẳng định 4 luật này tác động rất lớn đến nền kinh tế cả trước mắt và lâu dài, đại biểu Hoàng Văn Cường - ĐBQH TP. Hà Nội cho rằng, nếu triển khai sớm thì các nút thắt có thể được khơi thông, hiệu quả trước mắt cho nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu không có đủ nghị định đồng bộ thì có thể gây ra một số hậu quả.

Đại biểu Hoàng Văn Cường đề nghị không vì chạy đua tiến độ để đẩy nhanh sớm, mà phải chuẩn bị nghị định đồng bộ để tránh xảy ra hậu quả. Vậy từ nay cho 1/8 có thể hoàn thành các nghị định hay không, đại biểu Hoàng Văn Cường đặt câu hỏi.

Các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ trong sáng nay, 20/6.

Đồng tình với ý kiến này, đại biểu Phạm Đức Ấn cho rằng, thực tế cho thấy nhiều địa phương đang chờ đợi luật mới có hiệu lực dẫn đến tình trạng ách tắc. Do vậy đồng tình thi hành sớm 4 luật, nhưng cần đảm bảo, tránh trục lợi chính sách.

Các đại biểu đề nghị, có thể cho phép thực hiện sớm 4 luật nhưng yêu cầu nghị định trước 31/12/2024. Những quy định trong luật mới khi thực hiện không có lợi so với luật cũ thì đối tượng có thể lựa chọn áp dụng theo luật cũ, theo hướng có lợi cho mình.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 22/10, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức trọng thể Lễ bàn giao công tác giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường.

Sáng nay (22/10), Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp.

Nội dung trọng tâm, chiếm phần lớn thời gian của Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV là công tác lập pháp. Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 18 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết quy phạm pháp luật và thảo luận, cho ý kiến lần đầu đối với 10 dự án luật khác.

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, đầu giờ làm việc sáng 22/10, Quốc hội nghe báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025, Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm 2025- 2027.

Ngày hôm nay (22/10), Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV bước vào ngày làm việc ngày thứ hai tại Nhà Quốc hội, với nhiều nội dung quan trọng.

Trong phiên làm việc chiều 21/10, Quốc hội đã nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật Điện lực (sửa đổi).