Khu đất vàng để hoang một thập kỷ
Đất được quây tôn, cỏ cây mọc um tùm, đó là thực trạng khu đất rộng gần 8.000 m². Nói là đất “vàng”, bởi nơi đây có tới 4 mặt tiền trên các tuyến phố Lò Đúc, Nguyễn Công Trứ, Hòa Mã và Thi Sách. Toàn bộ diện tích đất để hoang suốt 10 năm qua. Nhiều hệ luỵ về trật tự vệ sinh môi trường đô thị đã nảy sinh.
Chị Hà Thị Phương Lan, phường Phố Huế, quận Hai Bà Trưng, cho rằng: “Hiện nay, quỹ đất của thành phố Hà Nội dành cho trường học, công viên, cây xanh hay nhà ở xã hội thì đang rất là thiếu. Nhưng thực trạng có rất nhiều công trình để hoang lãng phí. Là công dân Thủ đô thì tôi luôn mong muốn cho thành phố phát triển. Vì vậy, tình trạng đất bỏ hoang lãng phí nguồn tài nguyên, tôi mong muốn được xử lý dứt điểm".
Từ năm 2014, Công ty Thiên Bình - chủ đầu tư dự án đã ký hợp đồng thế chấp với một ngân hàng về quyền tài sản phát sinh là toàn bộ dự án tại 94 Lò Đúc. Công ty Thiên Bình được thành lập năm 2013, đặt trụ sở tại số 94 Lò Đúc, người đại diện pháp luật là ông Đỗ Anh Dũng (góp 99% vốn) khi đó là Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Năm 2018, dự án này tiếp tục được thế chấp để vay ngân hàng 240 tỷ đồng. Được biết, đây là dự án đang được UBND thành phố chỉ đạo xử lý trong thời gian tới.
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Công điện số 130/CĐ-TTg về việc đôn đốc tập trung chỉ đạo, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy triển khai các dự án nhà ở xã hội (NƠXH).
Tình trạng đất đấu giá bị đẩy lên cao một cách phi lý không chỉ làm méo mó thị trường mà còn gây thiệt hại trực tiếp đến người dân. Ban Dân nguyện đã đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo bộ, ngành có giải pháp kiểm soát chặt việc đấu giá đất.
Năm 2025, Hà Nội sẽ có thêm hơn 15.000 căn hộ nhà ở xã hội - một nguồn cung lớn nhà giá rẻ sẽ được đưa ra thị trường. Để tránh rủi ro bị lừa đảo, người mua cần phải nắm vững một số điều kiện khi mua nhà ở xã hội hình thành trong tương lai như sau.
Sắp tới sẽ có thêm 100.000 tỉ đồng vốn trái phiếu chính phủ cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp vay ưu đãi mua nhà trong giai đoạn 2025 - 2030. Như vậy, cơ hội tiếp cận vốn vay tiếp tục được mở ra, nhưng cần tăng nguồn cung để người dân có nhà để mua.
Ngày 11/12, HĐND Thành phố Hà Nội đã tiến hành chất vấn nhiều vấn đề được cử tri quan tâm. Nổi bật trong lĩnh vực nhà đất là các nguyên nhân dẫn đến tình trạng các dự án chậm triển khai và công tác quản lý tài sản công.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 11 tháng của năm 2024, lượng doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đăng ký thành lập là hơn 4.240 doanh nghiệp, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm trước.
0