Kiểm soát hàng giả trên sàn thương mại điện tử
Ví dụ những mỹ phẩm thương hiệu Nhật được ưa chuộng tại Việt Nam, nếu bằng mắt thường sẽ rất khó phân biệt. Theo chuyên gia Nhật Bản, những sản phẩm trưng bày tại đây bị làm giả giống đến 90%, chủ yếu vi phạm liên quan đến thương hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp.
Bà Miho Misawa - Trưởng phòng quốc tế, Công ty Daiichi Sankyo Nhật Bản cho hay: "Khi người tiêu dùng nhầm lẫn giữa hàng thật và hàng giả, sử dụng hàng giả mà không đạt được hiệu quả, niềm tin vào thương hiệu sẽ giảm sút và khách hàng có thể rời bỏ. Hàng giả thường không được kiểm soát chất lượng, do đó có nguy cơ gây hại đến sức khỏe".
Dù số vụ việc do lực lượng quản lý thị trường phát hiện giảm nhưng tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng hóa vi phạm về nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, an toàn thực phẩm, đặc biệt là lĩnh vực thương mại điện tử tăng so với cùng kỳ năm ngoái 2023.
Ông Trần Hữu Linh – Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường cho biết: "Chúng tôi thấy rằng còn có rất nhiều người tiêu dùng mua hàng hóa trôi nổi do nghe quảng cáo rất hay. Ví dụ quảng cáo trên mạng và mình không kiểm tra được sự chính thống, xác thực của người bán. Chỉ vì rẻ thôi mà mua nên nguy cơ rất cao. Chúng ta trước khi mua gì nên tìm hiểu từ hãng xem họ bán ở đâu, phân phối như thế nào".
Theo Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội cho biết, tính riêng trong tháng 11 năm 2024, các cơ quan chức năng đã xử lý hơn 1.800 vụ vi phạm buôn lậu và gian lận thương mại, hàng giả, thu nộp ngân sách 415 tỷ đồng. Các mặt hàng vi phạm chủ yếu là quần áo thời trang, tất, giày dép, dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, phụ tùng ô tô.
Ngày 25/11/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 119 yêu cầu các Bộ, ngành liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý Nhà nước về thương mại điện tử. Với sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan chức năng, việc kiểm soát hàng hóa kinh doanh trên môi trường online, kiểm tra chất lượng hàng hóa, việc chấp hành các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, an toàn thực phẩm sẽ được quản lý chặt chẽ hơn.
Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, tình trạng các đối tượng giả mạo nhân viên nền tảng xem phim trực tuyến Netflix, gửi thư điện tử, thông báo tài khoản của người xem bị đình chỉ tạm thời, sau đó lừa đảo nạn nhân cập nhật thông tin hoặc thay đổi phương thức thanh toán đang diễn ra ngày càng phổ biến.
Ghế an toàn sẽ giúp giảm rất lớn nguy cơ tử vong hay chấn thương nghiêm trọng cho trẻ trong trường hợp không may xảy ra tai nạn. Không chỉ vậy, việc sử dụng ghế an toàn còn giúp trẻ hình thành thói quen ngồi đúng tư thế, bảo vệ cột sống và phát triển xương khớp một cách khỏe mạnh.
Hiện nay, trên thế giới đã có 97 quốc gia quy định thành luật về ghế an toàn cho trẻ em. Việc luật hóa vị trí ngồi và dùng ghế chuyên dụng giúp trẻ em được bảo vệ tốt hơn khi tham gia giao thông.
Quy định về thiết bị an toàn trên xe ô tô tại Việt Nam được cho là vô cùng cần thiết để đảm bảo an toàn cho trẻ. Sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô đạt chuẩn có thể giúp giảm phần lớn vụ trẻ em bị chấn thương đặc biệt nghiêm trọng trên ô tô khi chẳng may xe gặp tai nạn giao thông.
Tình trạng tài sản dôi dư không được khai thác sử dụng, xuống cấp nặng nề đang diễn ra tại nhiều địa phương. Nguyên nhân là do còn có những khó khăn vướng mắc trong quy trình xử lý nhà đất công sản. Bộ Tài chính cần quy định cụ thể thời gian bàn giao các trụ sở không còn sử dụng.
Tại Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 diễn ra vào sáng 2/12 tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu các địa phương tiếp tục phát huy hiệu quả đạt được, tăng tính chủ động, tự lực, tự cường trong phát triển, phải giảm chi phí logistics trong GDP của đất nước xuống 15% và phấn đấu nâng quy mô của logistics trong GDP đạt con số 20%.
0