Kiều bào khát khao chung tay phát triển đất nước
Sau 8 năm mới được tổ chức trở lại vì dịch bệnh, sự kiện đã thổi bùng khát khao chung tay góp sức cho sự phát triển của đất nước trong mỗi kiều bào.
Trở về trong vòng tay quê hương, mỗi người đều mang theo tình cảm và tiếng nói tâm huyết dành cho đất nước. Bà Lê Thương, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội người Việt Nam tại Nhật Bản, cho biết: ''Đây là lần thứ 4 tôi vinh dự tham gia Hội nghị người Việt Nam toàn thế giới lần thứ 4 và Diễn đàn Trí thức và chuyên gia Việt Nam 2024. Thật sự rất xúc động. Đây là lần đầu tiên Hội nghị này được tổ chức ở Hà Nội''.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám Đốc Quỹ thúc đẩy phát triển hợp tác Nga - Việt ''Truyền thống và hữu nghị'', cho biết: ''Trên cương vị công tác của mình, tôi rất hay có dịp được trở về quê hương Việt Nam. Tôi cũng hay tham gia kết nối giữa hai nước, nhưng mỗi lần đặt chân tới sân bay thôi thì cảm xúc rất thật trong lòng tôi lại dâng lên, trái tim bồi hồi và mong muốn cố gắng nhiều hơn nữa được đóng góp và giúp đỡ quê hương phát triển và giàu đẹp hơn''.
Ông Nghiêm Đức Long, Chủ tịch Hội Trí thức và chuyên gia người Việt Nam tại Úc, chia sẻ: ''Chính phủ đưa ra những quyết sách rất rõ ràng, coi kiều bào là một phần không thể thiếu của dân tộc Việt Nam. Ngay từ nhận thức của người Việt Nam bây giờ cũng khác rất nhiều, không còn nhu cầu bắt buộc người Việt Nam ở nước ngoài phải về Việt Nam cống hiến nữa và tập trung vào đóng góp có giá trị, có hiệu quả''.
Tiến sĩ hóa dược Phạm Trường Sơn, nguyên nghiên cứu viên Viện Hàn lâm Khoa học Hungary, Chủ tịch HĐQT Riavita Pharma, chia sẻ: ''Quê hương Việt Nam luôn ấm áp mỗi khi trở về. Dù đi xa 25 năm thì mỗi lần trở về đều mong muốn mang những khát vọng cống hiến cho quê hương, cho đất nước Việt Nam''.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc hội đàm bên lề Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và đều nhận định rằng, Washington và Bắc Kinh cần hướng tới mối quan hệ cạnh tranh nhưng không xung đột.
Mohammad Afif, quan chức quan hệ truyền thông cấp cao của Hezbollah, được cho là đã bị ám sát trong một cuộc không kích của Israel vào trung tâm Beirut.
Mỹ, Australia và Nhật Bản đã cam kết tăng cường hợp tác quân sự và nhất trí thành lập một Cơ quan tham vấn ba bên mới.
Năm 2024, thế giới đang chứng kiến sự gia tăng đáng lo ngại về ô nhiễm bầu khí quyển, lượng khí CO2 trong bầu khí quyển tăng cao kỷ lục, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì vậy, tìm hiểu nguyên nhân và các giải pháp khắc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường không khí có một ý nghĩa rất quan trọng.
Chính quyền New York đang lên kế hoạch khôi phục khoản phí chống tắc nghẽn giao thông ở Manhattan bắt đầu từ tháng 1 năm 2025.
ByteDance, công ty mẹ của TikTok, vừa tự định giá ở mức 300 tỷ USD sau khi tiếp cận các nhà đầu tư thông qua chương trình mua lại cổ phiếu.
0