Kiều bào về nước tham gia phát triển công nghệ cao
Trong số hơn 6 triệu kiều bào Việt Nam đang sinh sống ở hơn 40 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, nhiều người mong muốn được góp sức mình cho công cuộc dựng xây, phát triển đất nước, nhất là trong lĩnh vực phát triển công nghệ cao.
Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Nghĩa - chuyên gia trong lĩnh vực AI tại Australia đã mang sản phẩm AIbox mà mình và các đồng nghiệp nghiên cứu về giới thiệu ở Việt Nam. Theo anh, sự hỗ trợ của Chính phủ với những cơ chế, chính sách cụ thể là điều kiện cần thiết để thu hút sức mạnh của đội ngũ kiều bào đang làm việc trong lĩnh vực công nghệ cao.
Ông Nguyễn Tuấn Nghĩa chia sẻ: "Sản phẩm này không phải của một mình cá nhân tôi tạo ra mà nó là kết quả của cả một tập thể trí thức ở nước ngoài đóng góp. Sự hỗ trợ của Chính phủ có rất nhiều chính sách thu hút người Việt Nam ở nước ngoài đưa sản phẩm của mình về đất nước. Điều này nó tạo động lực cho chúng tôi xây dựng một sản phẩm đưa về thị trường Việt Nam. Đồng thời chúng tôi thấy Việt Nam là một thị trường rất tiềm năng".
Sau 15 năm làm việc và nghiên cứu tại Nhật Bản, PGS.TS Nguyễn Ngọc Mai Khanh đã quyết định về nước để hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn. Với quy mô dân số lớn và định hướng chuyển đổi số của Chính phủ, ông cho rằng Việt Nam có cơ hội lớn để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.
PGS.TS Nguyễn Ngọc Mai Khanh cho hay: "Mong muốn sâu xa của tôi là muốn đóng góp một cái gì đấy cho quê hương mình bằng việc cụ thể, đó là trong vi mạch này, tôi nghĩ là điều đó sẽ cộng hưởng sức mạnh trong ngành công nghệ bán dẫn tại Việt Nam".
Hiện nay, nhiều người Việt Nam ở nước ngoài đang có vai trò quan trọng trong những công ty hàng đầu thế giới. Kết nối, kêu gọi và hợp tác với những kiều bào có kinh nghiệm, trình độ trong lĩnh vực bán dẫn, công nghệ trí tuệ nhân tạo là việc cần thiết.
Các kiều bào cho rằng Việt Nam cần có sự đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, đồng thời có các chính sách rõ ràng và quy định phù hợp để tạo điều kiện cho sự phát triển của công nghệ.
Thành phố Sydney, Australia đã được độc giả của tạp chí uy tín về du lịch Condé Nast Traveller của Anh bình chọn là thành phố tốt nhất thế giới. Điều này giúp Sydney củng cố vị trí là một trong những điểm đến du lịch hàng đầu thế giới.
Ngày 7/10 đánh dấu tròn một năm kể từ khi lực lượng vũ trang Hamas của Palestine thực hiện cuộc đột kích sang lãnh thổ Israel và vài giờ sau đó, Israel giáng đòn đáp trả tàn khốc vào dải Gaza.
Một năm sau cuộc giao tranh bùng nổ giữa Israel và Hamas, Trung Đông đang đối diện với những diễn biến phức tạp và nguy cơ leo thang thành một cuộc chiến toàn khu vực trở nên hiện hữu hơn bao giờ hết.
Các chuyên gia cho rằng, học thuyết quân sự của Israel có thể vẫn còn thiếu sót sau khi các cuộc không kích của Iran gây thiệt hại cho các căn cứ quân sự của nước này và Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) chịu thương vong ở Liban.
Ngân hàng phát triển liên Mỹ (IDB) đưa tin, các đợt mưa lũ tại bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil, từ tháng 5 đến tháng 7 năm nay đã gây ra thiệt hại 15 tỷ USD cho quốc gia Nam Mỹ này.
Nợ công của Anh đang trên đà tiến đến mốc 3.000 tỷ bảng (khoảng 3.939 tỷ USD) và hiện đã gần tương đương mức 100% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
0