Kinh tế Botswana khó khăn vì giá kim cương giảm

Với 25% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đến từ ngành kinh doanh kim cương, kinh tế Botswana đang đứng trước nguy cơ suy thoái khi giá kim cương thế giới lao dốc mạnh.

Botswana nằm ở miền Nam châu Phi với dân số 2,7 triệu người. Đây là nước sản xuất kim cương lớn thứ hai thế giới sau Nga. Đá quý đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế Botswana, chiếm 80% kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, ngành công nghiệp kim cương, trụ cột của nền kinh tế quốc gia này, đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự cạnh tranh từ kim cương tổng hợp và suy giảm nhu cầu trên thị trường quốc tế.

Ước tính, giá kim cương đã giảm khoảng 30% kể từ năm 2022. Điều này tạo áp lực rất lớn lên Chính phủ Botswana trong việc tìm giải pháp đa dạng hóa nguồn thu nhập.

Mặc dù sở hữu các nguồn tài nguyên quý như đồng, niken và mangan, các chuyên gia nhận định rằng trữ lượng này vẫn không đủ để Botswana bù đắp những tổn thất từ sự sụt giảm của ngành kim cương.

Để chuẩn bị cho thời kỳ hậu kim cương, Botswana đã thành lập quỹ Pula để đầu tư vào nguồn thu thặng dư từ đá quý. Hiện quỹ này đang quản lý danh mục đầu tư trị giá 4,1 tỷ USD.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với 25% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đến từ ngành kinh doanh kim cương, kinh tế Botswana đang đứng trước nguy cơ suy thoái khi giá kim cương thế giới lao dốc mạnh.

Bảy tập đoàn truyền thông của Pháp có kế hoạch kiện hãng công nghệ Google (Mỹ) và yêu cầu bồi thường hơn 1 tỷ euro với cáo buộc Google đã tìm cách thống trị mọi mặt của công nghệ quảng cáo trực tuyến.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến đầu tháng 9, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản của nước đạt hơn 40 tỷ USD, tăng gần 19% so với cùng kỳ năm ngoái và sẽ sớm cán đích 55 tỷ USD.

Đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu đào tạo ít nhất 50.000 nhân lực có trình độ từ đại học trở lên phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn.

Nhiều kiến nghị đề xuất được đại diện các ngân hàng đưa ra nhằm phát triển hoạt động ngân hàng, đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng từ nay đến cuối năm.

Năm 2023, dù kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn nhưng lĩnh vực xuất khẩu phần mềm và dịch vụ CNTT của Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng doanh thu từ 10 - 40%.