Kinh tế Đức tiếp tục có tín hiệu phục hồi
Cụ thể, chỉ số niềm tin, dựa trên kết quả khảo sát khoảng 9.000 công ty, đã tăng từ 87,9 điểm trong tháng 3 lên 89,4 điểm trong tháng 4, cao hơn đôi chút so dự đoán của các nhà phân tích.
Chỉ số niềm tin kinh doanh tăng trên tất cả các lĩnh vực, bao gồm chế tạo, dịch vụ, thương mại và xây dựng.
Với kết quả này, Chủ tịch Viện nghiên cứu kinh tế Ifo, ông Clemens Fuest nhận định nền kinh tế Đức đang dần ổn định. Kinh tế Đức đã giảm 0,3% vào năm ngoái do giá năng lượng cao, lãi suất cao và nhu cầu yếu từ các đối tác thương mại chính.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, đã có những dấu hiệu cho thấy kinh tế Đức đang bắt đầu phục hồi nhẹ, một phần nhờ sự cải thiện trong sản lượng công nghiệp và xuất khẩu.
Ngân hàng Trung ương Đức Bundesbank tuần trước dự đoán nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng nhẹ trong quý đầu tiên của năm 2024, tránh được suy thoái.
Trước những thách thức của biến đổi khí hậu và áp lực phải tối ưu hóa chi phí trong sản xuất, các doanh nghiệp tại Việt Nam đang ngày càng chú trọng đến việc xanh hóa sản xuất. Đây không chỉ là một xu thế mà còn là yêu cầu tất yếu để hướng đến phát triển kinh tế bền vững.
Doanh thu sụt giảm mạnh, nhiều công ty con báo lỗ từ năm ngoái cho tới nay, lỗ lũy kế lên đến mức nghìn tỷ, nhiều khoản đầu tư có nguy cơ mất vốn - đó là thực trạng của Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Xi măng Vicem) được thanh tra Bộ Tài Chính công bố mới đây.
Theo thống kê, Việt Nam hiện có 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa, 9.000 chợ truyền thống, 54.008 doanh nghiệp bán lẻ và 208.995 doanh nghiệp bán buôn. Do đó, việc hỗ trợ chuyển đổi số bán buôn và bán lẻ không thể chậm trễ và cần đẩy mạnh theo hướng đưa toàn bộ hoạt động bán buôn, các doanh nghiệp, tạp hóa, cửa hàng bán lẻ từ môi trường thực lên môi trường số để tiếp cận khách hàng trên nhiều kênh số khác nhau, mang lại giá trị, hiệu quả cao hơn.
Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Hoa Kỳ, còn Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch thương mại 9 tháng năm nay đã vượt mốc 100 tỷ USD.
Giá Bitcoin tiến sát mốc 100.000 USD lần đầu tiên trong phiên 21/11. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng đột biến của Bitcoin xuất phát từ sự thay đổi sắp tới trong chính trường Mỹ, với việc Tổng thống đắc cử Donald Trump thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với tiền điện tử.
Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác đang cần dòng vốn FDI xanh cho phát triển bền vững và chuyển đổi xanh. Mặc dù, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam được đánh giá là dồi dào, song để dẫn dòng vốn FDI xanh cần có chiến lược dịch chuyển dòng vốn.
0