Kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng âm

Tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế quý II/2024 của Hàn Quốc là -0,2%. Đây là lần tăng trưởng âm đầu tiên trong 18 tháng kể từ khi quốc gia Đông Bắc Á này ghi nhận tăng trưởng -0,5% vào quý IV/2022, phá vỡ chuỗi tăng trưởng dương 5 quý liên tiếp từ quý I/2023 đến quý I/2024.

Dữ liệu về tăng trưởng GDP quý II/2024 vừa được công bố bởi Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK).

Tính theo lĩnh vực, xuất khẩu tăng 0,9% với các ngành dẫn đầu là ô tô và hóa chất. Tuy nhiên, nhập khẩu tăng 1,2%, nên xuất khẩu ròng âm. Tiêu dùng của chính phủ cũng tăng 0,7%, chủ yếu là do chi tiêu cho hàng hóa. Tiêu dùng tư nhân giảm 0,2% do nhu cầu yếu đối với các mặt hàng như ô tô và quần áo.

Trong khi đó, ngành có mức tăng trưởng cao nhất là nông nghiệp, lâm nghiệp và đánh bắt cá ở mức 5,4%, tiếp theo là sản xuất với mức 0,7%.

Tiêu dùng của chính phủ cũng tăng 0,7%, chủ yếu là do chi tiêu cho hàng hóa.

Đáng chú ý,  tăng trưởng tổng thu nhập quốc nội (GDI) thực tế trong quý II/2024 là -1,3%, thấp hơn  cả tốc độ tăng trưởng GDP thực tế (-0,2%).

Các chuyên gia cho rằng sự suy giảm tăng trưởng kinh tế trong quý II là do mức tăng trưởng mạnh trong quý I, kết hợp với sự gia tăng đáng kể trong nhập khẩu làm giảm đóng góp của xuất khẩu ròng, một động lực chính của tăng trưởng trong quý trước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giá dầu thế giới giảm xuống mức thấp nhất trong 14 tháng qua, tại phiên 5/9, do lo ngại về nhu cầu tại Mỹ và Trung Quốc, khả năng nguồn cung từ Libya tăng lấn át việc kho dự trữ dầu của Mỹ giảm và Tổ chức các Nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng các đối tác OPEC+ trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng.

Giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng 8 tăng - giảm đan xen, trong đó giá lương thực, thực phẩm, giá nhà ở thuê tăng so với tháng 7/2024, giá xăng dầu trong nước giảm theo giá thế giới.

Riêng trong ngày mai, Vietjet Air sẽ ngừng khai thác gần 90 chuyến bay, Bamboo Airways hủy 14 chuyến.

60% vốn FDI đăng ký đầu tư vào Hà Nội thuộc các dự án của Nhật Bản, chủ yếu tập trung vào các ngành nghề sản xuất linh kiện điện, điện tử, cơ khí, chế tạo.

Trong 8 tháng, xuất khẩu hầu hết các nhóm hàng nông nghiệp đều tăng. Lần đầu tiên tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 40,08 tỷ USD, nhập khẩu 28,28 tỷ USD.

Một số ngân hàng đầu tư lớn toàn cầu vừa giảm dự báo tăng trưởng của Trung Quốc, dẫn tới lo ngại về nguy cơ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ không đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5% trong năm 2024.