Kinh tế Mỹ đứng trước nguy cơ suy thoái

Chỉ mới hai tuần trước, nền kinh tế Mỹ còn ghi nhận mức tăng trưởng tích cực, ước tính khoảng 3% trong quý đầu tiên của năm 2023. Tuy nhiên, cơn khủng hoảng trong ngành ngân hàng Mỹ hiện nay được dự báo có thể khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng “hạ cánh cứng”, tức là tăng trưởng giảm tốc và tỷ lệ thất nghiệp tăng.

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs thậm chí đã hạ dự báo tăng trưởng nền kinh tế Mỹ xuống còn 1,2% trong năm 2023, với lo ngại mức độ bất ổn của kinh tế hiện ở mức cao giống như khi đại dịch Covid-19 vừa ập đến.

Sau vụ việc của ngân hàng SVB, các chuyên gia Goldman Sachs cho rằng các ngân hàng nhỏ sẽ thắt chặt tiêu chuẩn cho vay và hạ tỷ trọng tín dụng để đảm bảo thanh khoản trong mọi trường hợp. Các tiêu chuẩn cho vay cao hơn sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu của người tiêu dùng, đồng nghĩa với việc tăng trưởng GDP sẽ bị hạn chế.

Theo dữ liệu từ Goldman Sachs, các ngân hàng có tổng tài sản dưới 250 tỷ USD hiện chiếm khoảng 50% thị trường cho vay thương mại và công nghiệp tại Mỹ, con số này đối với mảng bất động sản nhà ở là 60%, bất động sản thương mại là 80% và cho vay tiêu dùng khoảng 45%. Đây là những con số rất lớn, do đó các ngân hàng vừa và nhỏ đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Mỹ. Vì vậy, bất kỳ thay đổi nào trong việc cho vay từ nhóm ngân hàng này cũng sẽ tạo thành ảnh hưởng lớn. 

Các nhà phân tích dự báo, các ngân hàng nhỏ có tỷ lệ tiền gửi được bảo đảm thấp sẽ giảm khoảng 40% khoản cho vay mới. Trong khi đó, các ngân hàng vừa và lớn khác sẽ giảm khoảng 15% những khoản này, dẫn đến tổng mức tín dụng trong nền kinh tế từ kênh ngân hàng giảm 2,5%. Theo các chuyên gia, tác động đối với tăng trưởng từ việc thắt chặt hoạt động cho vay sẽ có ý nghĩa tương đương với việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất 25-50 điểm cơ bản. Các cá nhân và doanh nghiệp tập trung tiết kiệm, trả nợ thay vì chi tiêu và đầu tư, khiến nền kinh tế trì trệ. Cùng với đó, tỷ lệ thất nghiệp tăng thường dẫn đến một cuộc suy thoái toàn diện. Hiệu ứng dây chuyền sẽ lan tỏa khắp nền kinh tế.

Các chuyên gia nhận định, nếu tiền gửi vẫn ở trong các ngân hàng khu vực, không tháo chạy thì tình trạng hỗn loạn ngân hàng trong những ngày qua có thể trôi qua nhanh và toàn bộ nền kinh tế sẽ tiếp tục lộ trình tăng trưởng. Tuy nhiên, bất chấp sự hỗ trợ của FED, căng thẳng ngày càng tăng trong lĩnh vực ngân hàng, đang làm tăng nguy cơ dẫn đến những cú “hãm phanh” đối với nền kinh tế. Theo đánh giá của Goldman Sachs, nguy cơ nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái trong năm nay đã tăng lên 35%, tăng so với mức 25% trước khi cuộc khủng hoảng ngân hàng bắt đầu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo thống kê sơ bộ, có khoảng 73.000 khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3 với dư nợ ước tính khoảng 94.000 tỷ đồng.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước đối với khoản vay có lãi suất là 0%/năm, khoản vay không có tài sản bảo đảm.

Theo điều hành của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h ngày 19/9, giá xăng dầu bắt đầu tăng trở lại. Xăng E5RON92 tăng 51 đồng/lít, giá bán là 18.941 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 127 đồng/lít, giá bán 19.762 đồng/lít.

Trước kia nhót chín đỏ mọng giá rẻ, nhót xanh thì 'cho không ai lấy'. Nay loại quả xanh non này lại trở thành món ăn "hot trend" có giá lên tới 430.000 đồng/kg.

Giá cà phê tại thị trường trong nước tiếp tục giảm 600 - 700 đồng/kg tùy vùng trồng. Qua đó đưa mức giá cà phê trung bình hiện ở quanh mốc 123.200 đồng/kg tại khu vực Tây Nguyên.

Các chỉ số chứng khoán lớn đã giảm nhẹ khi đóng cửa phiên giao dịch ngày 18/9, đồng USD tăng giá trong phiên giao dịch đầy biến động sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed – Ngân hàng Trung ương) quyết định cắt giảm mạnh lãi suất.