Kinh tế Nhật Bản duy trì động lực tăng trưởng

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã công bố báo cáo Sakura (báo cáo kinh tế khu vực), theo đó giữ quan điểm nền kinh tế Nhật Bản đang phục hồi. Các yếu tố chính là nhờ triển vọng đầu tư sản xuất của các doanh nghiệp và sự tăng trưởng trong ngành dịch vụ, du lịch.

Theo báo cáo Sakura, báo cáo kinh tế khu vực của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, trong 9 khu vực của nền kinh tế nước này, có 6 khu vực bao gồm khu vực Hokuriku vừa xảy ra động đất được giữ nguyên đánh giá về triển vọng, hai khu vực được nâng đánh giá và chỉ có một khu vực bị hạ.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cho rằng, mặc dù bị tác động bởi tốc độ phục hồi chậm của các nền kinh tế nước ngoài và lạm phát tăng cao khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, nền kinh tế ở các khu vực của Nhật Bản nhìn chung đều đang phục hồi ở tốc độ ổn định hoặc vừa phải, tuy nhiên cần theo dõi và đánh giá sâu hơn về những ảnh hưởng của trận động đất vừa qua.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác đang cần dòng vốn FDI xanh cho phát triển bền vững và chuyển đổi xanh. Mặc dù, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam được đánh giá là dồi dào, song để dẫn dòng vốn FDI xanh cần có chiến lược dịch chuyển dòng vốn.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Chỉ thị số 12 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Bộ Công Thương vừa yêu cầu bảo đảm cung - cầu hàng hoá, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Hội Nông dân tỉnh Hà Giang vừa phối hợp với Hội Nông dân thành phố Hà Nội tổ chức phiên giao dịch giới thiệu, kết nối, tiêu thụ các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Hà Giang, tại Trung tâm hỗ trợ nông dân Hà Nội vào sáng 21/11.

Tối 21/11, tại Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP Hà Nội (HPA) đã tổ chức khai mạc Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024.

Hiện nay, việc thực hiện công khai ngân sách nhà nước là bắt buộc đối với các cấp ngân sách nhà nước (NSNN), đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) có sử dụng vốn NSNN.