Kinh tế toàn cầu rủi ro trước chính sách thuế của Mỹ
Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru khẳng định sẽ tìm mọi biện pháp để thuyết phục Washington rằng, chính sách tăng thuế sẽ không mang lại lợi ích cho nền kinh tế lớn nhất thế giới. Phát biểu trước Quốc hội ngày 28/3, ông Ishiba nhấn mạnh kế hoạch thuế quan của Mỹ sẽ gây "tác động cực kỳ lớn" đối với nền kinh tế nước này.
"Chúng ta phải cân nhắc phản ứng thích hợp đối với thông báo từ phía Mỹ. Tất nhiên, mọi phương án đều có thể được cân nhắc", Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru khẳng định.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã cảnh báo ảnh hưởng tiêu cực của chính sách thuế mới từ Washington, đồng thời quyết định duy trì lãi suất ngắn hạn ở mức 0,5% trước sự bất ổn ngày càng tăng trong chính sách thương mại của Mỹ.
Tại Hàn Quốc, Viện Chính sách Kinh tế quốc tế nước này nhận định xu hướng bảo hộ thương mại gia tăng có thể gây áp lực lớn đối với nền kinh tế toàn cầu, khiến lạm phát tăng cao và tỷ giá hối đoái bất ổn. Trên đường phố, người dân Thủ đô Seoul bày tỏ rằng, mức thuế đánh vào ngành công nghiệp ô tô, lĩnh vực xuất khẩu quan trọng của Hàn Quốc có thể gây ra nhiều bất ổn.
Anh Kim Sang Soo cho biết: "Hãng ô tô Hyundai vừa đưa ra lời hứa đầu tư lớn vào Mỹ, nhưng nếu Washington tiếp tục các động thái đơn phương như thế này thì sẽ gây nguy hiểm hơn nữa cho ngành sản xuất của Hàn Quốc, vốn đang phải đối mặt nhiều khó khăn".
Trong khi đó, chính phủ Brazil cảnh báo thương mại toàn cầu đang có nguy cơ bị "vũ khí hóa", sau những chính sách thuế gây tranh cãi của Mỹ. Các quan chức Brazil dự đoán hệ thống thương mại toàn cầu sẽ còn gặp nhiều thách thức, trước khi có thể tìm ra giải pháp ổn định. Do đó, Brazil sẽ tiếp tục tìm kiếm các liên minh thương mại mới và thúc đẩy các quy tắc thương mại minh bạch dựa trên luật pháp quốc tế.
"Ngày Giải phóng" - theo cách gọi của ông Trump - sẽ đến vào ngày 2/4 và có thể mang đến một đợt thuế quan mới. Từ khi nhậm chức, ông Trump đã nhiều lần tuyên bố áp thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu. Lý do ông Trump đưa ra cũng rất đa dạng, từ kiểm soát biên giới; chống buôn bán ma túy; thuế VAT; thâm hụt thương mại; đến cả thương vụ mua lại nền tảng TikTok. Điều này không chỉ tạo nên sự bất ổn đối với thị trường tài chính mà còn dẫn tới những rủi ro về đầu tư trong bối cảnh đối với hầu hết các nước. Trả đũa không phải lựa chọn khả thi.
Tại cuộc họp ngày 31/3 tại Madrid nhằm thảo luận về tình hình xung đột Ukraine, các nhà ngoại giao châu Âu đã đồng loạt thúc giục Nga đồng ý ngừng bắn ở Ukraine.
Ít nhất hai người đã thiệt mạng và bốn người bị thương trong vụ nổ mỏ than xảy ra ngày 31/3 tại vùng Asturias, phía Bắc Tây Ban Nha.
Núi lửa Kanlaon ở Philippines đã phun trào vào khoảng 15h24 ngày 31/3, tạo ra cột tro bụi cao tới 1.500 mét, có thể rơi xuống các thị trấn lân cận. Hiện tại, núi lửa Kanlaon vẫn duy trì cảnh báo cấp 3.
Hàng triệu trẻ em đang gặp nguy hiểm sau trận động đất mạnh 7,7 độ xảy ra tại Myanmar vào ngày 28/3, làm trầm trọng thêm tình hình nhân đạo tại quốc gia này.
Khi được hỏi liệu có thời hạn nào để Nga đồng ý thỏa thuận ngừng bắn hay không, Tổng thống Mỹ Donald Trump trả lời rằng Moscow có "thời hạn tâm lý" để chấp nhận lệnh ngừng bắn ở Ukraine. Trong khi đó, ông Trump tuyên bố Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đang cố gắng "rút lui" khỏi một thỏa thuận khoáng sản.
Tại Myanmar, giữa đống đổ nát, đói khát và tuyệt vọng, vẫn có những câu chuyện về lòng trắc ẩn, sự kiên cường và những phép màu mong manh nhen nhóm hy vọng.
0