Kinh tế toàn cầu tăng trưởng dưới 3% trong năm 2023

Dù chi tiêu tiêu dùng ở Mỹ và châu Âu phục hồi đáng kể và tình hình được cải thiện sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại, nhưng Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) không mấy lạc quan về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2023.

Trong năm 2022, tăng trưởng kinh tế toàn cầu ước đạt 3,4%, giảm mạnh so với mức tăng 6,1% ghi nhận trong năm 2021 do cuộc xung đột Nga-Ukraine khiến tình trạng lạm phát lan rộng trên toàn cầu và làm trầm trọng thêm các đứt gãy chuỗi cung ứng vốn kéo dài từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva nhận định: “Với căng thẳng địa chính trị gia tăng và lạm phát vẫn ở mức cao, thật khó mà đạt được sự phục hồi mạnh mẽ. Triển vọng kinh tế của tất cả các nước đều bị ảnh hưởng, nhất là các quốc gia dễ bị tổn thương.”

Theo bà Kristalina Georgieva, các chính sách tài khóa tiền tệ mạnh mẽ và hành động phối hợp giữa các chính phủ đã giúp ngăn chặn một kết quả tồi tệ hơn nhiều trong những năm gần đây, nhưng triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới vẫn yếu trong cả ngắn hạn và trung hạn do lạm phát liên tục ở mức cao. Năm nay, Ấn Độ và Trung Quốc sẽ đóng góp một nửa tăng trưởng toàn cầu, nhưng có khá nhiều nền kinh tế đang phải đối mặt với sự tụt dốc. Hoạt động kinh tế đang chậm lại ở 90% các nền kinh tế phát triển như ở Mỹ và khu vực đồng tiền chung Euro, nơi lãi suất cao đè nặng lên nhu cầu. Trong khi đó, các nước có thu nhập thấp sẽ chịu gánh nặng bởi chi phí đi vay cao hơn và xuất khẩu hàng hóa giảm do nhu cầu thế giới yếu đi, từ đó ghi nhận mức tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người thấp hơn so với các nền kinh tế mới nổi.

Sự lung lay gần đây của ngành ngân hàng ở Thụy Sĩ và Mỹ đã phơi bày những thất bại trong quản lý rủi ro tại một số ngân hàng, cũng như những sai sót trong giám sát của các cơ quan quản lý. Do đó, Tổng Giám đốc IMF kêu gọi các ngân hàng trung ương tiếp tục cuộc chiến chống lạm phát, đồng thời giải quyết các rủi ro về ổn định tài chính thông qua việc cung cấp thanh khoản phù hợp. Để thúc đẩy triển vọng tăng trưởng và năng suất, bà Georgieva kêu gọi cộng đồng quốc tế thực hiện các bước thay đổi lớn, bao gồm tăng chi tiêu cho năng lượng tái tạo lên khoảng 1.000 tỷ USD mỗi năm và tăng cường hợp tác để tránh phân mảnh kinh tế toàn cầu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thủ lĩnh lực lượng đối lập Syria Hayat Tahrir al-Sham (HTS), ông Ahmed al-Sharaa, ngày 22/12 khẳng định với lãnh đạo cộng đồng người Druze ở Liban rằng Syria sẽ không can thiệp tiêu cực vào Liban và cam kết tôn trọng chủ quyền của nước láng giềng.

Ngày 22/12, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định việc nước này gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là "khả thi", nhưng Kiev sẽ phải nỗ lực thuyết phục các đồng minh để điều này thành hiện thực.

Ngày 22/12, lãnh tụ Tối cao của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, Đại giáo chủ Ayatollah Seyyed Ali Khamenei, đã lên tiếng bác bỏ các cáo buộc rằng Iran đã mất các lực lượng ủy nhiệm tại khu vực Tây Á.

Phong trào Hồi giáo Hamas cho biết một thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza “đang ở gần hơn bao giờ hết” nếu Israel không đưa ra thêm điều kiện mới.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã cáo buộc Panama tính phí quá cao khi sử dụng kênh đào Panama và cảnh báo sẽ yêu cầu đồng minh giao lại kênh đào này nếu Panama không quản lý kênh đào theo cách chấp nhận được.

Đảng Dân chủ đối lập ở Hàn Quốc đã kêu gọi quyền Tổng thống Han Duck Soo nhanh chóng ký ban hành dự luật bổ nhiệm cố vấn đặc biệt để điều tra Tổng thống Yoon Suk Yeol và đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee.